TÌM NHANH BĐS

Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng

12/22/2024

 


Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào tỉnh Quảng Bình được tổ chức vào thứ 6 ngày 25/3. Tại Hội nghị  tỉnh Quảng Bình kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm và đầu tư các lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh của tỉnh:

 

 (I) du lịch sinh thái- nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm- khám phá, các khu vui chơi, giải trí; thương mại, bất động sản; 

(II) sản xuất công nghiệp trong và ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp; 

(III) sản xuất nông nghiệp- công nghệ cao; 

(IV) đánh bắt nuôi trồng và chế chế thủy, hải sản; 

(V) phát triển kinh tế rừng, trồng, chế biến gỗ rừng trồng.

Sau đây là Danh mục các dự án tiềm năng của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022 – 2024













 

Nguồn: ipcs

12/19/2024

 

Với mục tiêu xây dựng 3.700 căn hộ trong giai đoạn 2022 - 2025 và 11.300 căn hộ giai đoạn 2026 - 2030 cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp UBND tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định phê duyệt danh mục dự án nhà ở xã hội kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (đợt 1) với tổng số 8 dự án.

Cụ thể, 8 dự án xã ở xã hội đang tìm nhà đầu tư bao gồm: Dự án Khu nhà ở xã hội Khu công nghiệp Cam Liên (3 ha) ở xã Ngư Thuỷ và xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ. Dự án Khu nhà ở xã hội Khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu (20 ha) ở xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh.

Dự án Khu nhà ở xã hội Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới (2,5 ha) ở khu đất OXH1 tại Quy hoạch phân khu điều chỉnh Khu vực phía Tây Nam đường Quốc lộ 1A (đoạn từ đường F325 đến đường Trương Phúc Phần).

Dự án Khu nhà ở xã hội Đức Ninh Đông (8,5 ha) tại khu đất thuộc Quy hoạch phân khu Khu vực phát triển đô thị phía Tây Bắc đường Lê Lợi, TP. Đồng Hới.

Dự án Khu nhà ở xã hội Lộc Ninh 1 (1 ha) ở xã Lộc Ninh, TP. Đồng Hới (sử dụng quỹ đất 20% tại dự án khu nhà ở thương mại phía Tây Nam đường Lý Thánh Tông, đoạn từ đường F325 đến đường Trương Phúc Phần). Dự án Nhà ở xã hội Đồng Phú 1 (1 ha) ở khu đất giáp ranh giữa phường Đồng Phú và phường Bắc Lý, TP. Đồng Hới.

Dự án Nhà ở xã hội khu vực phía Tây huyện Bố Trạch (1 ha) ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch. Dự án Nhà ở xã hội Bảo Ninh 1 (1,9 ha) tại xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới (sử dụng quỹ đất 20% tại dự án Khu đô thị Bảo Ninh 1).

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh tổ chức công bố công khai trên các trang thông tin theo quy định để thực hiện việc kêu gọi đầu tư. Hướng dẫn nhà đầu tư quan tâm lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật…

Giao Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình căn cứ danh mục các dự án được kêu gọi đầu tư nói trên tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch về phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về Nhà ở.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện nơi có dự án tổng hợp tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt danh mục dự án Nhà ở xã hội phải thu hồi đất để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định, làm cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà đầu tư quan tâm lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cũng cho biết, nhà đầu tư khi được chọn thực hiện các dự án này sẽ được áp dụng các chính sách hỗ trợ theo các khung quy định chung của Chính phủ về đầu tư nhà ở xã hội, cũng như các quy định hiện hành của tỉnh về hỗ trợ nhà đầu tư.

Được biết, trong 8 dự án được kêu gọi đầu tư đợt này, hiện đã có 1 dự án đã có mặt bằng sạch là dự án Nhà ở xã hội Bảo Ninh 1, và có 1 dự án đã được nhà đầu tư quan tâm.

Nguồn: Khánh Trình - Thuonghieucongluan

 

12/15/2024

 


M&A bất động sản công nghiệp sôi động nhờ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng

Báo cáo vừa công bố của Cushman & Wakefield cho thấy, thị trường M&A bất động sản công nghiệp sôi động nhờ những chính sách đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kết nối trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam và Sân bay quốc tế Long Thành.

Thị trường bất động sản công nghiệp cuối năm 2024, đầu năm 2025 chứng kiến sự tăng tốc đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó khối ngoại mở rộng thị trường qua hình thức mua bán, sáp nhập (M&A).

Báo cáo vừa công bố của Cushman & Wakefield cho thấy, thị trường M&A bất động sản công nghiệp sôi động nhờ vào những chính sách đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kết nối trọng điểm như hệ thống cao tốc Bắc - Nam và sân bay quốc tế Long Thành. Hệ thống luật mới được thông qua trong năm 2024 như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản và các nghị định hướng dẫn sẽ đơn giản hóa thủ tục pháp lý, tăng nguồn cung bất động sản công nghiệp và tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài.

Tính đến tháng 11/2024, FDI vào Việt Nam đạt 27,26 tỷ USD, tăng gần 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là những quốc gia dẫn đầu. Thống kê trong giai đoạn 2020 đến tháng 9/2024, tổng giá trị giao dịch M&A bất động sản đạt 2.94 tỷ USD, trong đó bất động sản công nghiệp là loại hình dẫn đầu với tỷ trọng 40%. Chỉ tính riêng M&A 9 tháng năm 2024, bất động sản công nghiệp chiếm đến 91% trên tổng giá trị giao dịch 178 triệu USD, theo ghi nhận Cushman & Wakefield.

Mới đây, Tập đoàn Tripod Technology (Đài Loan) thuê lại 18 ha đất tại Khu công nghiệp Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), tổng vốn đăng ký 250 triệu USD, nhằm xây dựng nhà máy sản xuất các loại mạch điện tử và bảng mạch điện tử. Tại Bắc Ninh, Tập đoàn Johnson Health Tech (Đài Loan) đăng ký dự án đầu tư với tổng vốn 100 triệu USD vào Khu công nghiệp Thuận Thành 1, nhằm xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị thể dục, thể thao.

Trước đó, quỹ đầu tư của Singapore là Mapletree Logistics Trust chi 68,4 triệu SGD (hơn 50 triệu USD) mua lại 2 nhà kho hạng A tại Bình Dương và Hưng Yên, có vị trí chiến lược giáp ranh TP.HCM và Hà Nội. Công ty Daiwa House Logistics Trust mua lại Dự án D Project Tan Duc 2 tại Long An với mức giá 26,5 triệu USD, đánh dấu cột mốc lần đầu tiên quỹ tín thác này sở hữu bất động sản tại Việt Nam.

Ngoài ra, Lineage - một quỹ tín thác bất động sản (REIT) đã hoàn tất thỏa thuận liên doanh với đơn vị vận hành kho lạnh SK Logistics để khai thác 2 dự án kho lạnh tại Hà Nội và Hưng Yên. Các cơ sở kho lạnh này phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng, bao gồm các chuỗi siêu thị cung cấp thực phẩm đến với các hộ gia đình tại địa phương.

Trong khi nhóm doanh nghiệp ngoại đang đẩy mạnh M&A để mở rộng quỹ đất, thì các doanh nghiệp trong nước liên tiếp đề xuất và được chấp thuận đầu tư dự án Khu Công nghiệp mới. Chẳng hạn, Viglacera đang khảo sát, đề xuất lập hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư triển khai các dự án khu công nghiệp mới tại các địa phương có lợi thế về hạ tầng, thu hút đầu tư và khả năng kinh doanh.

Tuy nhiên, M&A bất động sản công nghiệp cũng còn đối mặt với nhiều thách thức. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, khó khăn chủ yếu nằm ở pháp lý, thủ tục hành chính và khả năng tiếp cận bất động sản tốt. Việc tìm kiếm cơ hội tốt và có dòng thu nhập ổn định cũng là trở ngại lớn. Thêm vào đó, hầu hết bất động sản chào bán không được công bố rộng rãi, làm hạn chế khả năng tiếp cận tài sản tốt.

Định giá chính xác tài sản là một thách thức lớn, vì định giá sai có thể dẫn đến quyết định không chính xác và gây tổn thất. Do đó, việc định giá thường do các đơn vị quốc tế uy tín đảm nhiệm. Ngoài ra, đảm bảo hoạt động hậu M&A cũng là thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự hòa hợp về quy trình, hệ thống và văn hóa doanh nghiệp.

Theo dự báo của Cushman & Wakefield, giai đoạn 2024 - 2027, nguồn cung bất động sản công nghiệp sẽ tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, đối với các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, nguồn cung đất công nghiệp sẽ có thêm 10.600 ha, với tốc độ tăng trưởng 7,5%/năm. Trong khi đó, nhà xưởng xây sẵn và nhà kho xây sẵn sẽ tăng thêm lần lượt là 1,9 triệu m2 sàn và 2,6 triệu m2 sàn, tăng trưởng 5,9%/năm và 10,1%/năm.

Huyền My - Doanhnghieptiepthi

12/13/2024

 


(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng, bất động sản vẫn là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất Việt Nam 10 năm qua. Trong đó, chung cư đạt mức sinh lợi gần 300%, đất nền 237%,... so với quý 1/2015.

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, bất động sản chính là kênh đầu tư có tỷ suất lợi nhuận ngắn hạn cao nhất trong những năm qua qua, lên tới 14%/năm. Xếp ở vị trí thứ 2 là kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (8,5%/năm). 

Xếp ở vị trí thứ 3 là vàng SJC (7,36%/năm). Việc gửi tiền tiết kiệm đứng ở vị trí thứ tư với lợi suất là 6%/năm. Riêng với cổ phiếu, đây là kênh đầu tư bị xếp ở thứ hạng thấp nhất khi người tham gia có thể bị lỗ tới 20,14%/năm. 

Theo một số nghiên cứu, với lượng tiền tích trữ, người Việt Nam có một số kênh đầu tư chính như thị trường tài chính, bất động sản, vàng, ngoại tệ và gửi tiết kiệm.

Trong đó, các kênh đầu tư tài chính chưa phát triển mạnh mẽ và đem lại nhiều lựa chọn. Đơn cử thị trường tài chính gồm chứng khoán, trái phiếu, các quỹ đầu tư… tuy hấp dẫn nhưng ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn - cho rằng, biến động phức tạp, số lượng doanh nghiệp niêm yết ít, vốn hóa thị trường chứng khoán so với GDP đạt khoảng 70%, thấp hơn những nước như Nhật Bản (146% GDP), Thái Lan (122% GDP). 

Còn lợi suất trái phiếu ông Quốc Anh tính toán chỉ khoảng 2,8%, có 14 quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và 1 quỹ đầu tư bất động sản nhưng không hấp dẫn. Đối với thị trường vàng, giá vàng trong nước cao hơn thế giới, bên cạnh sự tác động tình hình địa chính trị khiến vàng trở nên rủi ro mặc dù là kênh hấp dẫn, và không dễ đầu tư trong thời gian dài.

Kênh ngoại tệ, chuyên gia tính toán mức sinh lời từ đầu năm 2023 tới cuối tháng 11 năm nay đạt khoảng 13%, còn gửi tiết kiệm đạt khoảng 9%, an toàn nhưng không sinh lời nhiều.

Với những phân tích trên, vị chuyên gia cho rằng, bất động sản vẫn là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất Việt Nam 10 năm qua. Trong đó, chung cư đạt mức sinh lợi gần 300%, đất nền 237%, vàng đạt 230%, chứng khoán 209%,... so với quý I/2015.

Thời gian qua, thị trường chung cư nói chung và Hà Nội nói chung đã chứng kiến làn sóng tăng giá mạnh mẽ. Theo TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - giá mua, bán và cho thuê căn hộ không ngừng tăng trong thời gian qua cũng đã phá bỏ định kiến đầu tư căn hộ là "tiêu sản".

"Nếu như trước đây, đa phần người dân cho rằng căn hộ là loại hình mua bán không sinh lời, chỉ có lỗ, còn lựa chọn đầu tư nhà đất thổ cư, có mảnh đất cắm dùi mới là phương án tối ưu bởi dễ thanh khoản và khả năng sinh lời cao. Hiện nay, việc đầu tư căn hộ rồi cho thuê lại đã trở thành xu hướng phổ biến tại các thành phố lớn khi vừa thu được dòng tiền đều đặn từ việc cho thuê hàng tháng - cao hơn gửi tiết kiệm, vừa được hưởng lợi từ khả năng tăng giá", TS Nguyễn Văn Đính nói.

Ông Nguyễn Quốc Anh đánh giá, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế đầu người, lạm phát mạnh mẽ. Đồng thời, môi trường lãi suất và hiệu quả đầu tư các kênh trong nước đều củng cố nhu cầu mua bất động sản của người tiêu dùng.

Giá bất động sản tại Việt Nam cũng tăng trưởng thuộc top đầu thế giới, càng khiến phân khúc này hấp lực người mua, người đầu tư.

Cụ thể, tăng trưởng giá bất động sản trong 5 năm (từ 2019 đến 2024) của Việt Nam đạt mức 59%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ (54%), Úc (49%), Nhật Bản (41%), Singapore (37%)…

Mức giá tăng cao khiến lợi suất cho thuê bất động sản ở Việt Nam chỉ ở mức 4%, trong khi nhiều quốc gia khác như trong khi nhiều quốc gia khác như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Anh, Úc, Mỹ có lợi suất cho thuê bất động sản dao động 5-7%.

Nguồn: Dân Trí

 

 


VTV.vn - Theo nhiều chuyên gia, bất động sản và chứng khoán là những kênh đầu tư đáng để lưu tâm trong năm 2025.

"Người dân đã đi ra ăn ngoài nhiều hơn"

Tại Hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội", ông Hoàng Xuân Trung, Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Citi Việt Nam nhấn mạnh, tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới và giúp thu nhập bình quân đầu người tăng, trong khi đó dân số trẻ, thường có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, sẽ kích thích tiêu dùng nội địa.

Cùng quan điểm, bà Đặng Thuý Hà, Giám đốc Nghiên cứu Hành vi Khách hàng, Đại diện Khu vực phía Bắc, NielsenIQ Việt Nam cho biết trong Food Street của hãng này cho thấy, trong năm 2024, người dân đã bắt đầu đi ra ăn ngoài nhiều hơn. Điều này cho thấy sự hồi phục của bán lẻ và tiêu dùng.

"Những điểm sáng như xuất nhập khẩu, đầu tư công, FDI… sẽ tiếp tục thúc đẩy tiêu dùng trong năm 2025", bà Hà dự báo. 

Phân tích sâu hơn về các điểm sáng kinh tế năm 2025, ông Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh yếu tố lạm phát sẽ tiếp tục vẫn trong tầm kiểm soát.

Cả ba khu vực kinh tế tăng trưởng ổn định, trong đó khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng tốt hơn. Mức sống dân cư có sự chuyển biến và lượng khách du lịch quốc tế dự kiến vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt để giúp thúc đẩy tăng trưởng thị trường trong nước. Tình hình xuất khẩu và thu hút FDI vẫn là điểm sáng với tốc độ tăng trưởng tích cực.

Cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện nhất là đường bộ cao tốc được kéo dài và mở rộng ra nhiều địa phương giúp tăng kết nối liên vùng, đường điện cao thế 500kv mạch 3 được đưa vào khai thác giúp đảm bảo ổn định năng lượng giữa các vùng, nhất là vào mùa khô.

Thu ngân sách nhà nước trong năm 2024 tăng mạnh là cơ sở để Nhà nước tiếp tục tăng chi đầu tư công và chi thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển. Một số chính sách mới được ban hành sẽ giúp hình thành khung thể chế tốt hơn cho phát triển kinh tế, nhất là các luật mới được ban hành trong năm 2023 và năm 2024 như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu có hiệu lực.

Bất động sản bứt phá?

Nói về cơ hội đầu tư năm 2025, TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo sự khởi sắc của thị trường bất động sản trong năm 2025. Theo ông Đính, thị trường bất động sản 2024 đã chuyển mình mạnh mẽ so với năm 2022, 2023. Sự chuyển mình này đến từ các gói tín dụng ưu đãi dành cho nhà ở xã hội, việc sửa đổi Luật Đất đai 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản, cùng các chính sách khuyến khích đầu tư vào phân khúc bất động sản công nghiệp và du lịch nghỉ dưỡng…

Nghiên cứu CBRE Việt Nam cho thấy, tại Hà Nội, trong 6 tháng, tổng nguồn cung căn hộ chung cư mở bán mới ghi nhận hơn 10.840 căn từ 17 dự án và cũng là nguồn cung nửa đầu năm cao nhất kể từ năm 2020 đến nay. Đáng chú ý, thúc đẩy bởi nguồn cung mới dồi dào, thị trường chung cư Hà Nội thời gian qua ghi nhận sức mua tăng mạnh, với số căn bán được trong nửa đầu năm 2024 đã vượt cả năm 2023. 

Còn theo số liệu được chuyên trang Batdongsan công bố, nhà riêng là phân khúc ghi nhận tăng giá mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng tới 32% so với đầu năm 2023. Nguyên nhân được cho là do giá chung cư tăng cao và nguồn hàng khan hiếm, nhiều người chuyển sang tìm kiếm nhà riêng ở cùng tầm giá từ 2 - 4 tỷ đồng.  

Lý giải về sự tăng giá mạnh của bất động sản thời gian qua, ông Đính cho rằng một trong những nguyên nhân chính đến từ chênh lệch cung-cầu. Theo Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, nhu cầu sở hữu bất động sản đang rất mạnh, bị nén trong một thời gian dài. Nhu cầu không chỉ ở mà đầu tư cũng rất lớn.

"Thị trường bị kìm nén trong một thời gian dài do dịch bệnh, khủng khoảng, nguồn cung yếu. Thời điểm này là lúc bùng ra khi các dự án được đưa nhiều hơn vào thị trường", TS. Nguyễn Văn Đính cho biết.

Ông Đính nhận định, sang năm 2025, với nhưng nút thắt thể chế được tháo gỡ sẽ tạo ra sự "cởi trói" thúc đẩy mạnh cho thị trường bất động sản. Nguồn cung tăng sẽ giúp giảm áp lực cung cầu, giá cả sẽ được điều chỉnh theo hướng tốt hơn.

Chứng khoán: Dài hạn hay lướt sóng?

Với kênh dầu tư chứng khoán, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán VPS cho biết trong hai năm 2023 và 2024 thì chứng khoán tăng khá khiêm tốn. VN-Index năm 2023 tăng khoảng 12,7%, 2024 hiện tại tăng khoảng 10%.

Bước sang năm 2025, theo ông Khánh với những chất xúc tác kỳ vọng từ tăng trưởng GDP, xuất nhập khẩu, nâng hạng thị trường… thị trường chứng khoán có thể sẽ tăng ở mức 15-20%, thậm chí cao hơn.

"Ngay ở thời điểm hiện tại,các nhà đầu tư đã có thể nghĩ đến việc mua gom tích lũy, đầu tư tập trung ở các cổ phiếu chất lượng cao, có kết quả kinh doanh tốt. Đây là giai đoạn hết sức thuận lợi", ông Khánh khuyến nghị. 

Song đại diện VPS nhấn mạnh, trong xu hướng tăng của thị trường năm 2025, thị trường sẽ không tăng liên tục, thị trường sẽ tăng từng chặng và có những nhịp điều chỉnh. Ví dụ VN-Index sau khi vượt qua ngưỡng 1.240 điểm sẽ gặp những vùng cản 1.280 hay 1.300 điểm. Việc linh hoạt trong đầu tư là rất cần thiết. Ông Khánh khuyến nghị các nhà đầu tư về tầm nhìn đầu tư dài hạn cho mục tiêu tích lũy, với tầm nhìn xa hết quý I, quý II thậm chí cả năm 2025.

Với riêng những nhà đầu tư "lướt sóng", ông Khánh cho rằng cổ phiếu trong nhóm tại lĩnh vực đặc thù, nhóm có kết quả kinh doanh cao, nhóm thuộc diện tái cấu trúc là các lựa chọn đáng để lưu tâm.

Nói thêm về chiến lược đầu tư chứng khoán ngắn hạn, ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh số - Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) nhấn mạnh tầm quan trọng của hai yếu tố: Chính sách và xu thế.

Ông Đức dự báo, một trong những sách nổi trội nhất của Việt Nam là thương mại. Theo đó, Việt Nam sẽ cần cân bằng lại cán cân xuất nhập khẩu với Mỹ, từ đó nhập khẩu chắc chắn sẽ tăng. Đại diện VPBankS kỳ vọng vào ngành năng lượng (dầu khí, vận tải năng lượng từ nước ngoài về…). Ông Đức cũng nhấn mạnh xu hướng bất động sản hồi phục rõ ở miền Bắc, đang có dấu hiệu trở lại ở miền Nam.

"Sức mua của bất động sản của người dân rất tốt nên những công ty bất động sản nào có quỹ đất lớn (bất động công nghiệp và dân dụng) sẽ được hưởng lợi", đại diện VPBankS nhận định. 

Nguồn: VTV 

12/08/2024

 


(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính cho rằng, để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, cần nghiên cứu giải pháp thu thuế đối với nhà nói chung hay thuế đối với sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng. 

Liên quan đến việc đánh thuế bất động sản đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất, theo TTXVN, ngày 6/12, Bộ Tài chính cho rằng, để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, cần nghiên cứu giải pháp thu thuế đối với nhà nói chung hay thuế đối với sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng.

Thời gian qua Bộ Tài chính cho biết nhận được một số luồng dư luận cho rằng việc đánh thuế bất động sản đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất ở thời điểm này chưa phù hợp, cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thời điểm và cách thức đánh thuế để tránh gây sốc dẫn đến việc bán tháo ồ ạt trên thị trường.

Theo Bộ Tài chính hiện tại Nhà nước đã ban hành các khoản thu liên quan đến bất động sản phát sinh trong quá trình xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ); sử dụng bất động sản (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp. 

Tuy nhiên, hiện tại, ở Việt Nam chưa có khoản thu đối với nhà (trong quá trình sử dụng) và chuyển nhượng bất động sản (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng).

Bộ Tài chính cho biết, để thể chế hóa các chủ trương, định hướng được nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, cần phải có giải pháp phù hợp, đồng bộ với điều kiện và bối cảnh, trong đó có việc nghiên cứu giải pháp thu thuế đối với nhà nói chung hay thuế đối với sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng.

Đồng thời, chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản cũng cần sửa đổi phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới, cũng như thông lệ ở một số quốc gia. 

Qua đó, việc sử dụng nhà, đất tiết kiệm, hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch, ổn định và bền vững.

Bộ Tài chính đang nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản (trong đó có trường hợp sử dụng nhiều diện tích đất, nhà ở, đất bỏ hoang, đất đã giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng) để báo cáo cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp, bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam, thông lệ quốc tế cũng như tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế liên quan đến bất động sản.

Việc thực hiện cải cách các chính sách thuế liên quan đến bất động sản được đặt trong tổng thể việc thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế của Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vừa qua, Bộ Tài chính đã có công văn lấy ý kiến rộng rãi tổ chức, cá nhân có liên quan về việc lập đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân mới để thay thế cho Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, trong đó có việc nghiên cứu, sửa đổi chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, nghiên cứu ý kiến tham gia; rà soát, đánh giá Luật Thuế thu nhập cá nhân để báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung theo Chương trình xây dựng luật của Quốc hội.

Trước đó, để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, Bộ Xây dựng gần đây đề xuất giải pháp đánh thuế với người sở hữu từ 2 nhà, đất trở lên./.

Nguồn: Theo Chinhphu ./.

 

12/05/2024

 

"Tại Nhật Bản, nếu giữ BĐS trên 5 năm thì thuế thu nhập cá nhân khi giao dịch bán là hơn 20%, nhưng nếu dưới 5 năm, con số này sẽ lên gần 40% - tức là gấp đôi. Chúng tôi nghĩ việc Việt Nam làm theo các quốc gia khác chỉ là sớm muộn", ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết.


Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam (VRES) 2024 của Batdongsan.com.vn, được tổ chức tại TP.HCM ngày 5/12. Các chuyên gia đã phân tích hành trình 30 năm thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam, cũng như toàn cảnh thị trường hiện nay – so sánh với thế giới, đưa ra nhiều thông tin đáng chú ý.

Giá BĐS đang là chủ đề được quan tâm hàng đầu. Theo số liệu từ Global Property Guide, tăng trưởng giá BĐS của Việt Nam trong 5 năm (từ 2019 – 2024) đạt mức 59%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ (54%), Úc (49%), Nhật Bản (41%), Singapore (37%)…

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết có 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá BĐS là kinh tế, quản lý, xã hội và môi trường. Trong khuôn khổ sự kiện, vị chuyên gia đã phân tích cụ thể về 3 yếu tố đầu tiên.

BĐS vẫn là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất tại Việt Nam trong 10 năm qua

Đối với yếu tố kinh tế, tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở mức 34,8%, cao hơn trung bình thế giới (20,8%) và các nước đang phát triển (22%). Mặt khác, lạm phát cũng ở mức cao hơn so với trung bình các nước. Môi trường lãi suất ở Việt Nam đang dần trở về mức thuận lợi hơn và tỷ trọng tài sản tích trữ trong GDP khá cao (32,8%), đứng thứ 27 trên thế giới (trung bình 27,1%).

Với lượng tiền tích trữ, người Việt có một số kênh đầu tư chủ yếu là thị trường tài chính, BĐS, vàng, ngoại tệ và gửi tiết kiệm. Trong khi kênh đầu tư vàng nhiều biến động, rủi ro và chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới, kênh ngoại tệ và gửi tiết kiệm lại có lợi suất ở mức khá thấp, khoảng 9 – 13%/2 năm.


Hiệu quả đầu tư của một số kênh phổ biến tại Việt Nam từ 2015 – 2024.

Theo Batdongsan.com.vn, BĐS vẫn được đánh giá là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất tại Việt Nam trong 10 năm qua, với tỷ suất lợi nhuận của loại hình Chung cư đạt 197% và Đất nền đạt 137% vào quý 4/2024 so với quý 1/2015. Rõ ràng, yếu tố này ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá BĐS.

86% người Việt chỉ nắm giữ BĐS dưới 1 năm

Yếu tố thứ hai là quản lý, với thuế vừa là nguồn thu, vừa là công cụ quản lý thị trường. Dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy tỷ trọng thuế BĐS trong GDP theo quốc gia của Việt Nam đang ở mức 0,03%, thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Singapore (1,5%), Nhật Bản (2,6%), Hàn Quốc (4%)…

Theo ông Quốc Anh, tham khảo từ một số quốc gia trên thế giới, có thể thấy thuế BĐS được sử dụng làm chính sách quản lý thị trường và tối ưu nguồn thu. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, nhiều thách thức về lý thuyết và vận hành cần được cân nhắc sao cho phù hợp.

5 loại thuế phổ biến trên thế giới để quản lý BĐS bao gồm thuế sở hữu, thuế thu nhập, thuế trước bạ, thuế để trống và thuế phát triển.

Có những quốc gia đánh thuế rất chặt, chẳng hạn như Singapore với thuế sở hữu lên tới 16%, thuế trước bạ 35%. Như vậy, chi phí thuế trong cơ cấu giao dịch rất lớn. Ở một quốc gia khá tương đồng với Việt Nam như Thái Lan, thuế sở hữu chỉ 0,3%, nhưng thuế thu nhập cá nhân khi giao dịch bán lên tới 35%, thuế trước bạ 2% - trong khi Việt Nam chỉ có 0,5%”, ông Quốc Anh phân tích.



Đi sâu hơn vào thuế thu nhập cá nhân, lãnh đạo Batdongsan.com.vn cho hay đây là loại thuế ảnh hưởng rất lớn đến thị trường, được áp dụng khác nhau ở mỗi quốc gia, một số nơi dùng để kiểm soát lướt sóng BĐS.

Tại Việt Nam, thông thường mức thuế thu nhập cá nhân là 2% giá trị BĐS khi thực hiện giao dịch bán, còn cho thuê là 5% nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.

Phải lưu ý rằng nguyên tắc đánh thuế trên thế giới còn dựa vào thời gian sở hữu BĐS. Theo một thống kê, chúng tôi nhận thấy đối với người dân châu Âu, 23% nắm giữ BĐS 3-4 năm, 33% giữ trong 5-10 năm và có tới 38% giữ BĐS trên 10 năm. Chỉ có 7% là dưới 3 năm.

Trong khi đó tại Việt Nam, 86% nắm giữ BĐS dưới 1 năm, thậm chí tỷ lệ nắm giữ chỉ 3-6 tháng lên đến 36%. Quan điểm cho rằng BĐS Việt Nam là thị trường lướt sóng xuất phát từ đó.

Tại Nhật Bản, nếu giữ BĐS trên 5 năm thì thuế thu nhập cá nhân khi giao dịch bán là hơn 20%, nhưng nếu dưới 5 năm, con số này sẽ lên gần 40% - tức là gấp đôi. Chúng tôi nghĩ việc Việt Nam làm theo các quốc gia khác chỉ là sớm muộn”, ông Quốc Anh đưa ra góc nhìn.



Thứ ba là thuế trước bạ, tức là những loại thuế áp dụng khi chuyển quyền sở hữu, thường tính theo giá trị giao dịch hoặc giá trị tài sản. Phía Batdongsan.com.vn chỉ ra thuế trước bạ ở Việt Nam không quá cao, chỉ khoảng 0,5%. Tuy nhiên, nhìn sang Singapore, con số này lên tới 1-6%, sau đó tăng lên 5-35% đối với BĐS thứ 2 trở đi.

Loại thuế tiếp theo chưa phổ biến nhưng bắt đầu manh nha trong Luật Kinh doanh BĐS Việt Nam là thuế bỏ trống, đánh vào việc sử dụng không hiệu quả BĐS. Cuối cùng là thuế phát triển, mới có một số quốc gia áp dụng, là những loại thuế đánh vào BĐS để có nguồn chi phí cho việc phát triển hạ tầng, tiện ích, dịch vụ, an sinh xã hội trong khu vực có BĐS đó.

Người trẻ Việt ở thời nào cũng khó tự mua được nhà

Cuối cùng là yếu tố xã hội. Dân số và tốc độ đô thị hóa của Việt Nam cho thấy nhiều cơ hội tăng trưởng nhu cầu BĐS. Xu hướng gia đình nhỏ hơn cũng thúc đẩy nhu cầu mua BĐS cho thế hệ sau thừa kế và hành trình tự sở hữu nhà của người trẻ. Ngoài ra, về mặt văn hóa, người Việt Nam có nguyện vọng lớn với việc sở hữu BĐS trong đời.

Theo Batdongsan.com.vn, so sánh lương trung bình và giá nhà của thời xưa - nay, có thể thấy không riêng Gen Z mà người trẻ Việt, dù ở thời buổi nào cùng gặp không ít khó khăn trong việc tự mua nhà.

Thời điểm năm 2004, một cá nhân thuộc thế hệ 7x mất khoảng 31,3 năm thu nhập để mua một căn chung cư (60 m2) giá 0,6 tỷ đồng, trong điều kiện lãi suất huy động là 7,4%. Sau 10 năm, số năm thu nhập để một cá nhân thuộc thế hệ 8x mua được căn hộ như trên là 22,7 năm. Giá căn hộ đã tăng lên 1,5 tỷ đồng trong khi lãi suất huy động giảm còn 6%.



Mô hình gia đình dần thay đổi, tạo ra nhu cầu mua BĐS để cho thừa kế và thách thức tự mua nhà an cư.

Đến năm 2024, một cá nhân 9x cần 25,8 năm thu nhập để mua căn hộ trên (giá 3 tỷ đồng) trong điều kiện lãi suất huy động là 4,5%. Tuy số năm thu nhập và lãi suất giảm dần theo thời gian, nhưng nhìn chung người trẻ thuộc các thế hệ vẫn cần nỗ lực trong thời gian dài mới có thể tự sở hữu nhà.

Dù vậy, người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung vẫn kỳ vọng cao về việc sở hữu BĐS trong đời, với các lý do phổ biến gồm lợi suất cao và ổn định, thị trường tài chính chưa phát triển, sự công nhận từ xã hội và tài sản – nơi sinh sống cho gia đình. 

Nguồn: Theo Minh Anh - Cafebiz

12/04/2024

Loạt đô thị vừa được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt quy hoạch gồm: khu khu vực phía Bắc đô thị Dinh Mười, quy hoạch phân khu đô thị Dinh Mười mở rộng, quy hoạch phân khu đô thị du lịch biển Hải Ninh…

 

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình vừa công bố loạt bản đồ quy hoạch phân khu đô thị có quy mô lớn đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Cụ thể, khu đô thị du lịch biển Hải Ninh được quy hoạch phân khu với diện tích hơn 755 ha, thuộc xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh. Quy mô dân số của khu vực lập quy hoạch đến năm 2040 khoảng 19.300 người.

Ranh giới có phía Tây Bắc giáp xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới; phía Đông Nam giáp đường quy hoạch rộng 29 m; phía Đông Bắc giáp biển Đông; phía Tây Nam giáp đường quy hoạch rộng 27 m.

Khu vực lập quy hoạch là vùng phụ cận phía Đông Bắc của đô thị mới Dinh Mười. Đồng thời, là không gian phát triển theo hướng đô thị hóa cùng với Bảo Ninh tạo thành chuỗi không gian đô thị, du lịch ven biển hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho đô thị Dinh Mười và TP. Đồng Hới.

Khu vực quy hoạch được phân thành 02 khu vực chính, gồm: khu vực phía Đông đường 60 m: là khu vực chủ yếu phát triển dịch vụ du lịch biển. Đây là khu vực tập trung các chức năng dịch vụ du lịch biển, quảng trường biển, chuỗi không gian cảnh quan xanh ven biển, không gian bãi tắm vui chơi giải trí, thể thao ven biển kết hợp một số khu ở sinh thái, đất quốc phòng.

Khu vực phía Tây đường 60m: là khu vực tập trung phát triển các chức năng dân cư mới, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, công cộng khu ở theo xu hướng đô thị hóa với tiêu chí đô thị xanh. Trong đó, khu vực tiếp giáp phía Tây đường 60m ưu tiên phát triển các công trình dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, công trình hỗn hợp quy mô lớn, hiện đại, phát triển khu phức hợp dịch vụ du lịch thể thao (sân golf) và dân cư cao cấp….

Khu vực quy hoạch được xác định là không gian đô thị du lịch biển, sẽ phát triển không gian đô thị, dịch vụ du lịch kết hợp phát triển các khu dân cư mới theo hướng đô thị hóa với đa dạng các loại mô hình nhà ở…

Khu vực phụ cận phía Bắc đô thị Dinh Mười vừa được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt quy hoạch phân khu với diện tích hơn 646 ha (xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh). Dự kiến đến năm 2040 khu vực lập quy hoạch phục vụ cho khoảng 13.500 người.

Ranh giới có phía Đông Bắc giáp các xã Bảo Ninh, Hải Ninh và đất phòng hộ; phía Tây Bắc giáp xã Bảo Ninh; phía Tây Nam giáp đường quy hoạch rộng 52m; phía Đông Nam giáp các đường quy hoạch và rừng phòng hộ.

Khu vực phụ cận phía Bắc đô thị Dinh Mười là vùng phụ cận của đô thị mới Dinh Mười mở rộng, đồng thời tiếp giáp với thành phố Đồng Hới về phía Bắc.

Khu vực quy hoạch được xác định là một đơn vị ở, bao gồm các khu chức năng: Hành chính, y tế, giáo dục, đất công cộng – dịch vụ đô thị, đất khu dân cư mới, đất hỗn hợp, đất cây xanh, công viên, mặt nước, đất nghĩa trang.

Theo quy hoạch được phê duyệt, khu vực phía Bắc đô thị Dinh Mười được tổ chức thành 05 khu vực phát triển gồm: Khu vực 1: vùng phát triển công cộng, dịch vụ, thương mại; Khu vực 2: vùng phát triển các khu ở mới; Khu vực 3: vùng phát triển nông nghiệp; Khu vực 4: vùng hạn chế phát triển; Khu vực 5: vùng dự phòng phát triển (nhằm tạo quỹ đất cho phát triển sau 2040).

Các khu dân cư mới chủ yếu được phát triển 2 bên tuyến đường 50m theo hướng dân cư đô thị với nhiều loại hình nhà ở (liền kề, biệt thự, nhà vườn, chung cư) và các chức năng dịch vụ công cộng…

Khu đô thị Dinh Mười mở rộng cũng đã được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt quy hoạch phân khu với diện tích 804,8 ha (xã Gia Ninh, xã Võ Ninh và xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh). Dân số hiện tại trong khu quy hoạch khoảng 3.000 người. Dự kiến năm 2040, tổng dân số trong khu vực quy hoạch khoảng 36.800 người.

Khu vực đô thị Dinh Mười mở rộng bao gồm: khu vực trung tâm của đô thị Dinh Mười và mở rộng về phía Đông Bắc xã Hải Ninh, có thể nghiên cứu kết nối trong liên hệ với vùng biển.

Khu vực đô thị Dinh Mười đã được xác định là đô thị mới, loại V, là trung tâm huyện lỵ mới huyện Quảng Ninh được xác định theo quy hoạch tỉnh.

Quy hoạch phân khu khu đô thị Dinh Mười mở rộng để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy định về quy hoạch sử dụng đất, các chỉ tiêu xây dựng, quản lý kiến trúc cảnh quan, xác định hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, cập nhật các đồ án quy hoạch chi tiết, các dự án đã được phê duyệt, tổ chức thực hiện, quản lý đồng bộ quy hoạch trong tổng thể khu vực.

Cùng với đó, từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ đô thị Dinh Mười theo hướng đô thị với nhiều không gian xanh, không gian công cộng, đẩy mạnh hát triển dịch vụ, du lịch theo định hướng của các quy hoạch cấp trên đã được phê duyệt.

Quy hoạch cũng định hướng phát triển thành 04 khu vực chức năng gồm: Khu vực trung tâm (là trung tâm hành chính, huyện lỵ mới của huyện Quảng Ninh); Khu vực dân cư hiện trạng hai bên tuyến đường quốc lộ 1 phía Tây Nam đô thị; Khu vực phía Đông Bắc tuyến đường tránh quốc lộ 1 (gồm các khu thương mại dịch vụ, khu nhà ở mới…); khu vực đô thị mở rộng phía Đông (khu vực ven biển xã Hải Ninh), sẽ phát triển khu đô thị sinh thái ven biển, kết nối với các khu đất dịch vụ du lịch...

 Nguồn: vneconomy

12/03/2024

 

Kinh nghiệm chọn đất mặt phố để kinh doanh lâu dài tại Quảng Bình.

 

🔑 Chọn mặt bằng kinh doanh là bước quyết định sự thành công của bạn. Với thị trường bất động sản Quảng Bình, đây là 3 tiêu chí quan trọng bạn cần cân nhắc khi chọn đất mặt phố:
 
📍 1. Mật độ dân cư đông đúc
Kinh doanh cần khách hàng. Các tuyến phố trung tâm như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Tố Hữu, Nguyễn Hữu Cảnh, Phạm Văn Đồng là nơi tập trung đông dân cư, hoạt động thương mại sầm uất, phù hợp cho kinh doanh thời trang, ngân hàng, cửa hàng tiện lợi... Những khu vực này không chỉ mang lại lượng khách hàng ổn định mà còn dễ dàng kết nối với các khu vực khác trong thành phố.
 
📍 2. Vị trí giao thương thuận lợi
Các tuyến phố du lịch như Nguyễn Du, Trương Pháp, Võ Nguyên Giáp là những khu vực nổi bật dành cho kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, hoặc quán cà phê phục vụ du khách. Giao thông thuận tiện, gần biển và các điểm tham quan nổi tiếng khiến các tuyến phố này luôn có tiềm năng khai thác kinh doanh cao.
 
📍 3. Tiềm năng tăng giá
Đất mặt phố tại các khu vực ẩm thực như Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông, Lê Lợi không chỉ phù hợp mở nhà hàng, quán ăn mà còn có khả năng tăng giá cao nhờ nhu cầu mở rộng kinh doanh ngày càng lớn. Hơn nữa, các khu vực này được đánh giá là có tiềm năng phát triển vượt bậc khi Quảng Bình đẩy mạnh du lịch và dịch vụ.
 
💡 Lời khuyên: Trước khi đầu tư, hãy kiểm tra quy hoạch, thực tế hạ tầng và dòng khách hàng tại khu vực đó. Đặc biệt, hợp tác cùng chuyên gia bất động sản uy tín sẽ giúp bạn tìm được lô đất tiềm năng nhất.
 
📣 Bạn đang tìm lô đất phù hợp kinh doanh tại Quảng Bình?
Liên hệ ngay với Hùng BĐS Quảng Bình để nhận tư vấn miễn phí và danh sách những lô đất mặt phố tốt nhất hiện nay!
 
Nguồn ảnh: quangbinhtravel

12/02/2024

 


Chuyên gia nhận định, với tín hiệu từ thị trường thì thời gian tới giá bất động sản khó có thể giảm; đặc biệt khi áp dụng bảng giá đất mới, giá có thể tăng 2-7 lần so với bảng giá hiện tại. 

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong năm 2024 không những kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng tốt mà thị trường bất động sản cũng tăng trưởng tốt.

Lý giải điều này ông Đính cho rằng, nỗ lực gỡ khó cho thị trường bất động sản đã có kết quả tích cực khi đã “bơm” thêm vào thị trường nguồn cung mới, đặc biệt trong giai đoạn từ đầu năm tới nay, đã tạo ra khoảng 40.000 sản phẩm mới. Điều này cho thấy những nỗ lực cải cách, cởi trói của thể chế của Chính phủ cũng như các địa phương đã tạo ra những hiệu ứng tích cực cho thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, theo ông Đính, trên thực tế, vẫn còn đó một số băn khoăn, khi các địa phương đang tiến hành công bố bảng giá đất, cũng như các quy hoạch mới có thể tạo ra những tác động trực tiếp vào giá bất động sản. Nguy cơ giá đất của một số địa phương sẽ bị đội lên cao, bởi thực tế hiện nay, các dự án ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng giá rất cao, dẫn đến nguy cơ đẩy chi phí đầu tư, làm tăng đột biến giá sản phẩm.

“Do đó, chúng tôi dự báo giá bất động sản khó có thể điều chỉnh giảm và đang có dấu hiệu tăng cao. Đặc biệt, có một nghịch lý cung có thể được cải thiện, về nguyên lý thì giá bán sẽ phải giảm, tuy nhiên, ở đây cung được cải thiện nhưng mà giá lại đang cao. Nhìn chung nếu không có những cải thiện về giá, các giao dịch sẽ giảm đi và chững lại - đây là vấn đề khiến chúng tôi hết sức lo lắng”, ông Đính chia sẻ.

Đồng thời ông Đính cho rằng, thời gian vừa qua, dòng tiền do bị dồn nén khá lâu và nguồn cung mới chưa thực sự dồi dào nên mặc dù tăng giá nhưng tỷ lệ hấp thụ tốt. Tuy nhiên, nếu giá bất động sản không có điều chỉnh giảm về mức phù hợp và dòng tiền vẫn chảy vào bất động sản thì chúng tôi cho rằng, thị trường sẽ chậm dần và yếu đi thì lúc đó rất có thể thị trường sẽ tồn tại trạng thái dư cung. 

Trên cơ sở những kết quả ghi nhận được thời gian qua, ông Nguyễn Văn Đính dự báo, nếu các yếu tố như chính sách pháp lý, tài chính và đầu tư công tiếp tục được cải thiện, thị trường khả năng sẽ tiếp tục “tăng nhiệt” trong giai đoạn tới khi hành lang pháp lý mới chính thức đi vào cuộc sống, khi các chủ đầu tư tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án.

“Thị trường bất động sản đang ở giai đoạn chuyển giao, vì vậy sẽ rất nhạy cảm trước các yếu tố ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ các chủ thể. Sự tăng trưởng nhẹ ở một số phân khúc có thể tạo nên đà hồi phục mạnh mẽ nếu các yếu tố hỗ trợ từ chính sách, hạ tầng và tài chính được đáp ứng. Tuy nhiên, câu chuyện tăng giá bất động sản nếu không được can thiệp sớm, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho thị trường và cho cả xã hội”, ông Đính nói.

Phân tích các nhân tố tác động đến thị trường bất động sản, ông Lực cho biết, kinh tế vĩ mô đã bước vào thời kỳ ổn định, lạm phát tăng trong tầm kiểm soát; lãi suất tại Việt Nam duy trì ở mức thấp; tỷ giá dịu dần; thâm hụt ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ... trong ngưỡng Quốc hội cho phép.

Về yếu tố thể chế - pháp lý, ông Lực cho biết vướng mắc về pháp lý đang dần được tháo gỡ; thể chế được quan tâm hoàn thiện, nhiều luật liên quan được thông qua và có hiệu lực; nhiều nghị định, chính sách... được ban hành. “Có thể thấy, Việt Nam đã và đang phục hồi thị trường bất động sản theo hướng bền vững hơn”, ông Lực nhận định.

Hiện nay việc định giá đất theo nguyên tắc thị trường là điểm mới quan trọng nhất, tạo điều kiện để định giá đất sát với giá thị trường, tháo gỡ bất cập giá đất nhất là hiện tượng hai giá, làm cơ sở cho đền bù, giải phóng mặt bằng, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, xác định giá bất động sản, tính toán chi phí - hiệu quả đầu tư dự án, quy định rõ trách nhiệm các bên liên quan…

Tuy nhiên, ông Lực cũng nhấn mạnh rằng, việc áp dụng bảng giá đất sát với thị trường hơn có thể làm tăng chi phí sử dụng đất, tăng giá đất, giá bán, giá cho thuê bất động sản so với bảng giá đất cũ. Dự kiến, sau khi bảng giá đất chính thức được thực thi vào năm 2026, bảng giá đất tại một số địa phương có thể tăng 2-7 lần so với bảng giá đất hiện tại. 

Theo Dương Trang

Nhịp sống thị trường

Nguồn: CafeF

 

 

 

11/29/2024

 

Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng nhận thấy càng về cuối năm, thị trường bất động sản đã cho thấy sự phục hồi tích cực và mở ra chu kỳ mới cho thị trường theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững hơn.

 

Tại Diễn đàn "Phát triển bền vững thị trường bất động sản" sáng 27/11, ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng cho biết, thị trường bất động sản trong năm 2024 mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng càng về cuối năm đã cho thấy sự phục hồi tích cực nhờ sự ổn định của nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Đặc biệt là việc Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng so với quy định trước đó đã góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản. Các khó khăn, vướng mắc đối với doanh nghiệp, dự án bất động sản tiếp tục được chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ, theo đó thị trường cơ bản ổn định, nguồn cung đã có phần cải thiện.

Các phân khúc bất động sản, từ nhà ở, thương mại tới bất động sản công nghiệp, đều cho thấy dấu hiệu tăng trưởng tích cực với nhiều dự án mới được triển khai.

Tuy nhiên, ông Hải cho hay vẫn xảy ra tình trạng biến động giá cục bộ tại một số phân khúc và một số khu vực. Hiện tượng tăng giá có tính cục bộ, xảy ra ở một số khu vực, một số loại hình, một số phân khúc bất động sản dẫn đến tác động làm tăng giá chung.

Theo ông Hoàng Hải, có nhiều nguyên nhân tác động làm tăng giá bất động sản nhà ở, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản, chủ yếu.

Một, giá bán bất động sản tăng một phần do biến động tăng đối với chi phí liên quan đến đất đai gần đây cũng như tác động khi áp dụng phương pháp tính và bảng giá đất mới. Đặc biệt tại một số địa phương, khu vực có hiện tượng đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Việc quản lý, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất chưa tốt dẫn đến hiện tượng nhiều nhà đầu tư thành lập hội, nhóm tham gia đấu giá và trả giá đất cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, rồi có thể “bỏ cọc” sau khi trúng đấu giá đất nhằm mục đích thiết lập mặt bằng giá ảo tại khu vực để kiếm lời.

Hai, hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản, lợi dụng sự thiếu hiểu biết cũng như xu hướng đầu tư theo tâm lý đám đông của người dân để trục lợi. Đây là các cá nhân hoạt động môi giới tự do, không có chứng chỉ môi giới bất động sản, yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn chụp giật, thông đồng làm giá, thổi giá cao so với giá trị thực tế, thao túng thị trường, gây thiệt hại cho khách hàng và làm giảm tính minh bạch của thị trường bất động sản.

Ba, thiếu nguồn cung bất động sản, nhà ở để đáp ứng nhu cầu đại bộ phận người dân, các đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình tại các khu vực đô thị, đặc biệt là TP. Hà Nội và TP.HCM. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc trong thủ tục pháp lý, đặc biệt là việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, giao đất. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn vay tín dụng và nguồn vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều dự án đang triển khai xây dựng thời gian qua phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ, chậm tiến độ triển khai xây dựng.

Mặc dù các Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được ban hành và có hiệu lực thi hành tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế do cần có thời gian để các cơ chế, chính sách, pháp luật mới thực thi có kết quả để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Nguồn: markettimes

11/22/2024

 

CÁCH ĐỌC SỔ ĐỎ ĐỂ TRÁNH RỦI RO KHI ĐẦU TƯ ĐẤT TẠI QUẢNG BÌNH
 
Xin chào các nhà đầu tư, tôi là Mr. Hùng BĐS Quảng Bình. Với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản và chuyên sâu về thẩm định pháp lý, hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn cách đọc sổ đỏ chi tiết, tránh rủi ro khi đầu tư đất, đặc biệt là tại Quảng Bình.
Dưới đây là từng mục trong sổ đỏ và cách kiểm tra cụ thể.
________________________________________
1. Trang bìa sổ đỏ (Trang 1)
Thông tin quan trọng:
1. Dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất": Đây là tiêu đề quan trọng nhất, thể hiện tính pháp lý của sổ.
2. Số hiệu sổ đỏ: Ghi rõ ở góc trên bên phải. Số này giúp tra cứu thông tin tại Văn phòng Đăng ký Đất đai.
• Tên người sử dụng đất
1. Đây là tên của chủ sở hữu đất. Hãy kiểm tra kỹ và đối chiếu với giấy tờ tùy thân của người bán.
2. Nếu sổ đứng tên hộ gia đình, bạn cần tất cả thành viên trong hộ đồng ý chuyển nhượng.
✅ Mẹo: Sổ đỏ chuẩn sẽ in chữ sắc nét, giấy chống giả rõ ràng. Nếu thấy nhòe mờ, có thể là sổ giả hoặc bị tẩy xóa.
________________________________________
2. Trang thông tin thửa đất (Trang 2)
Đây là trang quan trọng nhất, chứa đầy đủ thông tin pháp lý về thửa đất.
• Mục 1: Thửa đất, số tờ bản đồ
o Ví dụ: "Thửa đất số 123, Tờ bản đồ số 05."
o Dựa vào thông tin này, bạn có thể kiểm tra tại Phòng Tài nguyên và Môi trường địa phương.
• Mục 2: Diện tích thửa đất
o Diện tích được ghi bằng mét vuông (m²).
o Lưu ý: So sánh diện tích trên sổ với diện tích thực tế. Nếu chênh lệch lớn, cần làm rõ trước khi giao dịch.
• Mục 3: Loại đất
o Thể hiện mục đích sử dụng đất, ví dụ: Đất ở tại đô thị, đất trồng cây lâu năm…
o Lưu ý: Nếu là đất nông nghiệp, bạn cần kiểm tra khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
• Mục 4: Thời hạn sử dụng đất
o Với đất ở lâu dài, thời hạn sẽ ghi là "Lâu dài."
o Với đất có thời hạn, hãy kiểm tra số năm còn lại.
✅ Mẹo: Nếu thông tin bị tẩy xóa hoặc mờ, cần xác minh lại tính pháp lý ngay lập tức.
________________________________________
3. Trang sơ đồ thửa đất và các công trình (Trang 3)
• Sơ đồ thửa đất
o Thể hiện vị trí, kích thước cụ thể của thửa đất.
o Lưu ý: Sơ đồ này phải khớp với thực tế.
• Công trình xây dựng
o Nếu trên đất có công trình, nó sẽ được ghi chú chi tiết.
✅ Mẹo: Đưa sơ đồ này cho kỹ sư hoặc kiến trúc sư để kiểm tra tính khả thi nếu bạn định xây dựng.
________________________________________
4. Trang ghi chú và lịch sử giao dịch (Trang 4)
• Ghi chú quan trọng:
o Thửa đất có bị thế chấp không?
o Có bị kê biên để thi hành án không?
o Có nằm trong quy hoạch không?
• Lịch sử giao dịch:
o Nếu đất đã qua nhiều lần chuyển nhượng, các giao dịch sẽ được ghi ở đây.
✅ Mẹo: Liên hệ cơ quan địa chính để kiểm tra thêm thông tin, tránh mua phải đất đang tranh chấp.
________________________________________
5. Các bước kiểm tra thực địa và pháp lý bổ sung
 
1. Kiểm tra quy hoạch:
o Đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra thửa đất có nằm trong diện quy hoạch hoặc dự án nào không.
 
2. Khảo sát thực địa:
o Đo đạc lại diện tích đất thực tế.
o Kiểm tra vị trí và đánh giá tiềm năng phát triển.
 
3. Liên hệ công chứng:
o Chỉ ký hợp đồng mua bán tại Văn phòng Công chứng.
________________________________________
Kinh nghiệm cá nhân từ Mr. Hùng BĐS Quảng Bình
Tôi từng gặp nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, dẫn đến thiệt hại lớn:
 
• Trường hợp 1: Một khách hàng mua đất nhưng không kiểm tra kỹ sổ đỏ, dẫn đến phát hiện đất nằm trong diện quy hoạch làm đường.
• Trường hợp 2: Một khách khác mua đất nông nghiệp mà không biết không thể chuyển đổi mục đích sử dụng, làm giảm giá trị khi muốn bán lại.
Hãy luôn cẩn thận và kiểm tra thật kỹ pháp lý trước khi đầu tư nhé!
________________________________________
Đọc và hiểu rõ từng dòng trong sổ đỏ là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo đầu tư đất thành công. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ với tôi – Mr. Hùng BĐS Quảng Bình.
________________________________________
________________________________________
Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy like, share và để lại bình luận. Đừng quên theo dõi trang để nhận thêm nhiều kinh nghiệm đầu tư đất an toàn tại Quảng Bình!
Mr. Hùng BĐS Quảng Bình – Người đồng hành đáng tin cậy của bạn trong mọi quyết định đầu tư!

1. Tìm theo ĐỊA ĐIỂM:

Được tạo bởi Blogger.

SỐ LƯỢT NĐT QUAN TÂM

Video Về Mr Hùng BĐS Quảng Bình

I. Thời Điểm Nhà Đất Lên Sàn

II. Mặt Tiền Đường

Đ. 16-6 (1) Đ. 18-8 (1) Đ. 30-4 (1) Đ. 36M (1) Đ. Bà Triệu (1) Đ. BẠCH ĐẰNG (1) Đ. BẾ VĂN ĐÀN (1) Đ. BÙI QUỐC KHÁI (2) Đ. CAO VĂN LẦU (1) Đ. DƯƠNG PHÚC TƯ (10) Đ. DƯƠNG QUẢNG HÀM (1) Đ. DƯƠNG VĂN AN (1) Đ. ĐẶNG THÁI MAI (1) Đ. ĐẶNG VĂN NGỮ (1) Đ. ĐIỆN BIÊN PHỦ (6) Đ. ĐINH TIÊN HOÀNG (1) Đ. Đoàn Chí Tuân (1) Đ. ĐÔNG DU (1) Đ. ĐỒNG HẢI (1) Đ. ĐỒNG LỰC (1) Đ. ĐT569 (1) Đ. HÀ HUY GIÁP (1) Đ. HÀ HUY TẬP (2) Đ. HOÀI THANH (1) Đ. HOÀNG KẾ VIÊM (2) Đ. HOÀNG PHAN THÁI (1) Đ. HOÀNG SÂM (1) Đ. HỒ CHÍ MINH (3) Đ. HỒ TÙNG MẬU (12) Đ. HỒNG CHƯƠNG (1) Đ. HỒNG QUANG (1) Đ. HỮU NGHỊ (2) Đ. LÂM UÝ (1) Đ. LÊ ĐÌNH CHINH (5) Đ. LÊ LAI (1) Đ. LÊ LỢI (1) Đ. LÊ NGÔ CÁT (1) Đ. LÊ QUANG ĐẠO (1) Đ. LÊ VĂN THIÊM (1) Đ. LÊ VĂN TRI (1) Đ. LÊ XUÂN ANH (2) Đ. LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA (3) Đ. Linh Giang (1) Đ. LƯU HỮU PHƯỚC (2) Đ. Lý Thánh Tông (4) Đ. MẠC THÁI TÔNG (2) Đ. MINH MẠNG (1) Đ. NAM TRUNG TRƯƠNG (1) Đ. NGÔ ĐỨC KẾ (1) Đ. NGÔ GIA TỰ (1) Đ. NGÔ SỶ LIÊN (1) Đ. NGÔ THẾ LÂN (1) Đ. NGÔ THỊ NHẬM (1) Đ. NGUYỄN BỈNH KHIÊM (2) Đ. NGUYỄN CÔNG TRỨ (1) Đ. NGUYỄN DU (3) Đ. NGUYỄN DUY TRINH (2) Đ. NGUYỄN ĐĂNG GIAI (2) Đ. NGUYỄN ĐÌNH TÂN (1) Đ. NGUYỄN ĐÌNH TƯ (1) Đ. NGUYỄN GIẢN THANH (2) Đ. NGUYỄN HIỀN (1) Đ. NGUYỄN HỮU DẬT (2) Đ. NGUYỄN LÂN (1) Đ. NGUYỄN LƯƠNG BẰNG (1) Đ. NGUYỄN THỊ ĐỊNH (14) Đ. NGUYỄN TRÃI (1) Đ. NGUYỄN TRỰC (1) Đ. NGUYỄN VĂN CỪ (1) Đ. NHẬT LỆ (7) Đ. PHẠM ĐÌNH HỔ (1) Đ. PHẠM HỒNG THÁI (1) Đ. PHẠM VĂN ĐỒNG (2) Đ. PHẠM VĂN HAI (1) Đ. PHẠM XUÂN ẨN (1) Đ. PHAN BÁ VÀNH (2) Đ. PHAN ĐĂNG LƯU (1) Đ. PHAN ĐÌNH PHÙNG (1) Đ. PHAN HUY ÍCH (1) Đ. PHÓ ĐỨC CHÍNH (1) Đ. Phùng Hưng (1) Đ. QUANG TRUNG (3) Đ. TẠ QUANG BỮU (2) Đ. THANH NIÊN (1) Đ. TỈNH 562 (1) Đ. TÔ HIẾN THÀNH (1) Đ. TÔ VĨNH DIỆN (2) Đ. TRẦN BÌNH TRỌNG (1) Đ. TRẦN HƯNG ĐẠO (3) Đ. TRẦN NHÂN TÔNG (2) Đ. TRẦN NHẬT DUẬT (1) Đ. TRẦN TÁO (2) Đ. TRẦN VĂN BẢO (1) Đ. TRUNG THUẦN (1) Đ. TRƯƠNG PHÁP (1) Đ. TRƯƠNG PHÚC HÙNG (1) Đ. TRƯƠNG PHÚC PHẤN (1) Đ. VÕ NGUYÊN GIÁP (1) Đ. VÕ THỊ SÁU (1) Đ. VŨ TRỌNG PHỤNG (1) Đ. XUÂN QUỲNH (1) Đ.19-8 (1) Đ.CÔ TÁM (1) Đ.Đào Trinh Nhất (4) Đ.ĐOÀN CHÍ TUÂN (1) Đ.HÀ HUY TẬP (1) Đ.HỒNG QUANG (1) Đ.LÊ XUÂN ANH (1) Đ.LÝ THÁI TỔ (1) Đ.LÝ THÁNH TÔNG (2) Đ.MINH MẠNG (1) Đ.NGÔ GIA TỰ (3) Đ.NGÔ SỶ LIÊN (1) Đ.NGUYỄN HIỀN (3) Đ.NGUYỄN QUỐC TRINH (2) Đ.NHẬT LỆ (3) Đ.PHAN ĐÌNH PHÙNG (2) Đ.TRẦN NHẬT DUẬT (1) Đ.TRẦN VĂN BẢO (4) Đ.XUÂN QUỲNH (1)

III. Nhà Đất Quan Tâm Nhiều