27/3/25

Khi giá chung cư chững lại, các nhà đầu tư đang tập trung hướng tới phân khúc đất nền, nhất là đất nền có sổ đỏ. Không chỉ tại Hà Nội mà một số tỉnh khác như Bắc Giang, Bắc Ninh… giá đất nền tăng nhanh chóng.


 

Phân tích về việc này, các chuyên gia cho rằng, cả hai phân khúc chung cư và đất nền đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là người dân hay nhà đầu tư nên dựa theo nhu cầu, mục đích của mình để lựa chọn xuống tiền.

Ông Lê Hữu Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh bất động sản Tùng Bách (Tùng Bách Land) nêu quan điểm: Với thị trường chung cư Hà Nội, do thời gian qua giá liên tục tăng và đã đạt ngưỡng cao nhất định nên nếu đầu tư vào thời điểm này, biên độ tăng giá sẽ không nhiều.

Ngoài ra, tâm lý người mua hiện đang chờ đợi những dự án nhà ở xã hội giá rẻ được mở bán. Vì thế, gần đây các dự án chung cư tung ra đều là những dự án cao cấp, tỷ lệ giao dịch chậm.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng đánh giá, do mặt bằng giá chung cư hiện nay đã khá cao nên đà tăng trên thị trường năm 2025 sẽ chậm lại. Các dự án nhà ở mở bán trong năm 2025 vẫn sẽ được quan tâm, giao dịch, hấp thụ tốt nhưng tốc độ hấp thụ có khả năng chậm hơn năm 2024.

Còn nếu đầu tư chung cư, nhất là tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM để cho thuê thì giá cho thuê so với giá mua không thực sự hấp dẫn.

Cũng theo ông Tuấn Anh, hiện nay các nhà đầu tư đang tập trung hướng tới phân khúc đất nền, nhất là đất nền có sổ đỏ. Không chỉ tại Hà Nội mà một số tỉnh khác như Bắc Giang, Bắc Ninh… giá đất nền tăng nhanh chóng, nhất là trước thông tin về sáp nhập tỉnh, thành. Vị lãnh đạo Tùng Bách Land vì thế cho rằng, đất nền vẫn là phân khúc đầu tư tốt trong năm 2025.

"Tuy nhiên, nhà đầu tư nên lựa chọn những sản phẩm mang tính chất an toàn. Thị trường bất động sản Hà Nội vẫn là kênh đầu tư có ưu thế nhưng vốn đầu vào rất cao. Vì thế những nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển dòng vốn ít hơn có thể lựa chọn các tỉnh ven Hà Nội như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang… với giá đất nền sẽ “mềm” hơn.

Thực tế, trong bối cảnh tình hình biến động hiện nay, so với vàng hay chứng khoán, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn trong việc giữ dòng tiền, nhà đầu tư nên tìm những bất động sản khai thác được dòng tiền, pháp lý sạch thay vì các bất động sản mang hình thức tích lũy".

Ngoài ra, gần đây khi có thông tin sáp nhập một số tỉnh thành, chủ đầu tư và môi giới bất động sản đứng ngồi không yên bởi giá đất nền tại các tỉnh như Hưng Yên, Phú Thọ, Bắc Giang... tăng mạnh.

Các chuyên gia khuyến cáo, nhà đầu tư cần thận trọng, tìm hiểu kỹ mặt bằng giá đất khu vực dự kiến đầu tư, những rủi ro khi một số khu vực có thể bị giới đầu cơ thổi giá, tạo ra những cơn sốt đất ngắn hạn nhưng không bền vững. Nếu không kiểm soát tốt, không tỉnh táo, người mua dễ bị cuốn vào bẫy giá cao. Chưa kể đến áp lực về hạ tầng hay rủi ro về pháp lý.

Ông Lê Hoàng Châu Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định: "Một số đầu nậu, cò đất… sẽ lợi dụng thông tin sáp nhập để trục lợi nên người mua cần tỉnh táo và cảnh giác. Các quyết định vội vàng khi chưa nghiên cứu, đánh giá kỹ thông tin sẽ khiến nhà đầu tư phải đối diện với nhiều rủi ro, thiệt thòi".

 Nguồn: Tranh Nhi - Báo Công Lý

25/3/25

Theo kế hoạch của tỉnh Quảng Bình, mục tiêu giai đoạn từ năm 2026 - 2030, sẽ hoàn thành việc đầu tư xây dựng 11.300 căn hộ cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.


 

Hiện thực hóa nhà ở xã hội

Để thực hiện hiệu quả đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" của Thủ tướng Chính phủ, vào tháng 10/2023, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện.

Theo kế hoạch đề ra của tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2022 - 2025 sẽ đầu tư xây dựng 3.700 căn hộ, giai đoạn 2026 - 2030 sẽ hoàn thành 11.300 căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp,công nhân khu công nghiệp.

Theo Sở Xây dựng Quảng Bình, hiện một số nhà đầu tư, doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn. Cụ thể, Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư NNP và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Đống Đa đang đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị, hoàn thiện các thủ tục để khởi công Dự án Khu nhà ở xã hội tại xã Lộc Ninh (thành phố Đồng Hới).

Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh và Công ty Cổ phần Đất xanh Miền Trung đang hoàn thiện hồ sơ đề xuất sử dụng 20% quỹ đất dự án Khu đô thị Bảo Ninh 1 để thực hiện dự án nhà ở xã hội. Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông đang hoàn thiện các thủ tục để triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội sử dụng 20% quỹ đất dự án Khu đô thị Bảo Ninh 2.

Đặc biệt, dự án Khu nhà ở xã hội tại xã Lộc Ninh (thành phố Đồng Hới) là dự án đầu tư phát triển nhà ở xã hội riêng biệt. Dự án này được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 13/10/2022 với tổng diện tích 9,6 ha.

Theo đó, dự án có khoảng 784 căn công trình nhà ở, bao gồm 290 căn nhà ở xã hội thấp tầng, 401 căn hộ tại khu chung cư nhà ở xã hội cao tầng, 93 căn nhà ở thương mại. Dự án đáp ứng nhu cầu cho 3.136 người. Tổng chi phí thực hiện dự án không bao gồm chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tạm tính là 972 tỷ đồng.

Mục tiêu xây dựng này nhằm hình thành khu nhà ở mới, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân viên, người lao động cùng các đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội tại địa phương.

Để kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh được triển khai hiệu quả, ông Hoàng Đăng Cương - Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Bình cho hay, đơn vị thường xuyên rà soát chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh để điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các dự án đảm bảo phù hợp, khả thi. Đồng thời, công khai giới thiệu quỹ đất đầu tư xây dựng nhà để nhà đầu tư nghiên cứu, đề xuất dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

Lập danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đủ điều kiện, công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để các ngân hàng có cơ sở áp dụng cho vay đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đôn đốc và có giải pháp thực hiện hoàn thành 500 căn nhà ở xã hội trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch xây dựng dự án nhà ở xã hội phải quan tâm đến chỉ mật độ xây dựng công trình, quỹ đất bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe, tiện ích phục vụ cộng đồng dân cư…

“Sở Xây dựng đã thường xuyên đôn đốc chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của dự án theo tiến độ được phê duyệt. Với trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thì đề xuất cấp có thẩm quyền thu hồi quỹ đất 20% để tổ chức lựa chọn, giao cho chủ đầu tư khác thực hiện theo quy định của pháp luật...”, ông Cương nói.

Kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư

Vào cuối năm 2024, UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định phê duyệt danh mục dự án nhà ở xã hội kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (đợt 1) với tổng số 8 dự án.

Theo đó, 8 dự án được kêu gọi đầu tư bao gồm: Dự án Khu nhà ở xã hội Khu công nghiệp Cam Liên, với diện tích 3 ha ở xã Ngư Thuỷ và xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ. Dự án Khu nhà ở xã hội Khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu, với diện tích 20 ha ở xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh.


 

Dự án Khu nhà ở xã hội Lộc Ninh 1, với diện tích 1 ha ở xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới (sử dụng quỹ đất 20% tại dự án khu nhà ở thương mại phía Tây Nam đường Lý Thánh Tông, đoạn từ đường F325 đến đường Trương Phúc Phần). Dự án Nhà ở xã hội Đồng Phú 1, với diện tích 1 ha ở khu đất giáp ranh giữa phường Đồng Phú và phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới.

Dự án Khu nhà ở xã hội Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, với 2,5 ha ở khu đất OXH1 tại Quy hoạch phân khu điều chỉnh Khu vực phía Tây Nam đường Quốc lộ 1A (đoạn từ đường F325 đến đường Trương Phúc Phần).

Dự án Khu nhà ở xã hội Đức Ninh Đông, với diện tích 8,5 ha tại khu đất thuộc Quy hoạch phân khu Khu vực phát triển đô thị phía Tây Bắc đường Lê Lợi, thành phố Đồng Hới.

Dự án Nhà ở xã hội khu vực phía Tây huyện Bố Trạch, với diện tích 1 ha ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch. Dự án Nhà ở xã hội Bảo Ninh 1 với diện tích 1,9 ha tại xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới (sử dụng quỹ đất 20% tại dự án Khu đô thị Bảo Ninh 1).

Thông tin các dự án trên đã được công bố công khai trên các trang thông tin theo quy định để thực hiện việc kêu gọi đầu tư. Đồng thời, có hướng dẫn để nhà đầu tư quan tâm, lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật…

Ông Phan Phong Phú – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho hay, các nhà đầu tư được chọn triển khai các dự án trên sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội, cũng như các cơ chế hỗ trợ cụ thể mà Quảng Bình đang áp dụng nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

“Đến nay, trong 8 dự án được kêu gọi đầu tư đợt này, hiện đã có 1 dự án đã có mặt bằng sạch là dự án Nhà ở xã hội Bảo Ninh 1, và có 1 dự án đã được nhà đầu tư quan tâm. Đến năm 2030, tỉnh Quảng Bình phấn đấu sẽ có 11.300 căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp”, ông Phú nói.

Với thực tế hiện nay cho thấy rằng, tỉnh Quảng Bình là một tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo khá cao. Nhiều người dân, đặc biệt là công nhân, người lao động có thu nhập thấp đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà ở phù hợp. Việc xây dựng nhà ở xã hội giúp họ có cơ hội sở hữu hoặc thuê nhà với giá cả phải chăng, ổn định cuộc sống và an cư lạc nghiệp.

Với kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội tại Quảng Bình nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Đồng thời, góp phần thu hút lao động đến làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Nguồn: Theo LaoDongCongDoan

24/3/25

(Chinhphu.vn) - Trước xu hướng "săn" đất đang tăng tại một số khu vực Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) khuyến cáo nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn sốt ảo. Đồng thời, yếu tố thanh khoản và tạo dòng tiền từ BĐS cũng cần được đặt lên hàng đầu. 

Thị trường bất động sản đón nhận nhiều thông tin tích cực

VARS cho rằng, với hàng loạt các thông tin tích cực, bất động sản (BĐS) đang là kênh đầu tư hấp dẫn - kết quả của chính sách mở rộng tín dụng, giảm lãi suất, lựa chọn. Cùng với "liều kích thích" của thông tin sáp nhập một số địa phương, nhiều tỉnh, thành bắt đầu ghi nhận giao dịch nhà đất tăng lên ở mức độ khác nhau.

Theo VARS, không thể phủ nhận các cơn sốt xảy ra có sự tác động của các nhóm đầu cơ, nhưng có thể khẳng định nhu cầu thực sự về BĐS đang tăng lên.

Sau khoảng 2 năm vật lộn vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt, thị trường BĐS đã dần hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ.

Theo đó, nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%, tương ứng với việc bơm khoảng 2,5 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế.

Mặt bằng lãi suất cho vay cũng đã duy trì ổn định ở mức thấp sau chỉ đạo của Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất cho vay, giảm lãi suất huy động.

Việc bơm tiền vào nền kinh tế không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn mà còn góp phần kích thích các kênh đầu tư, trong đó có BĐS. Đặc biệt là trong bối cảnh thị trường BĐS đang được hưởng lợi từ hàng loạt các thông tin tích cực.

Cụ thể, đó là nỗ lực tháo gỡ vướng mắc pháp lý của Chính phủ, với việc thực thi hành lang pháp lý mới, giúp nhiều dự án BĐS có cơ hội được triển khai, tái khởi động trở lại.

Đô thị hóa cùng với lo ngại lạm phát trên phạm vi toàn cầu khi các cuộc xung đột địa - chính trị có xu hướng gia tăng cùng rủi ro thuế quan, cũng thúc đẩy các cá nhân, hộ gia đình mua tài sản BĐS để "trú ẩn" tài sản.

Đồng thời, nhu cầu đầu tư BĐS cũng được kích thích khi hàng loạt dự án hạ tầng được hoàn thành, thúc đẩy triển khai, giúp đất đai ngày càng tích lũy thêm giá trị nội tại và tạo ra những khu vực tiềm năng thu hút dòng vốn.

Tuy nhiên, thực tế, dòng tiền của các nhà đầu tư chỉ đang hướng tới những khu vực có hạ tầng và quy hoạch phát triển đồng bộ, hiện đại. Trong đó, xu hướng "săn" đất tại những khu vực có quy hoạch sáp nhập, phát triển hạ tầng là rõ rệt nhất.

Theo khảo sát của VARS, tại một số địa phương có kế hoạch sáp nhập vào các tỉnh, thành phố lớn có mặt bằng giá đất cao hơn hoặc dự kiến là trung tâm hành chính mới sau sáp nhập, giá đất không ngừng nhảy múa, thậm chí thiết lập "đỉnh" mới của năm 2022.

Đặc biệt, chi phí vốn nếu đầu tư vào các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM đang ở mức quá cao, cũng khiến nhiều nhà đầu tư tìm đến các khu vực vùng ven hoặc những nơi có tiềm năng phát triển trong tương lai để tối ưu hiệu quả đầu tư.

Theo đó, các khu vực đang được "săn lùng" có mặt bằng giá còn thấp tại các tỉnh, thành vùng ven Hà Nội, như tuyến huyện/xã tại Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương,...

Ở miền Nam, các khu vực có dòng vốn hạ tầng lớn, như Bình Thạnh (TPHCM), Long An, Bình Dương cũng đang ghi nhận làn sóng giao dịch tăng trở lại.

Nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn sốt ảo bất động sản

VARS cho rằng, xu hướng "săn" đất đang tăng tại một số khu vực, nhưng nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn sốt ảo.

Cùng với đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ mặt bằng giá đất khu vực dự kiến đầu tư và nắm rõ tiến độ thay đổi quy hoạch để đánh giá rủi ro và khả năng tăng trưởng.

Đồng thời, yếu tố thanh khoản và tạo dòng tiền từ BĐS cũng cần được đặt lên hàng đầu. Những nơi có kế hoạch triển khai quy hoạch cụ thể và đang trong giai đoạn triển khai hạ tầng hay các dự án được đầu tư đồng bộ, hiện đại, với nhiều chính sách "thu hút" người dân về ở sẽ là lựa chọn an toàn hơn so với các khu vực chỉ được đẩy giá theo tin đồn.

VARS khẳng định, để thị trường phát triển theo hướng minh bạch và bền vững, tránh việc giá cả vượt quá giá trị thực tế, gây nên các cơn "sốt ảo", cần có sự đồng hành, phối hợp sát sao của tất cả các bên liên quan.

Trong đó, Nhà nước cần giữ vai trò cầm trịch, tăng cường công tác quản lý, giám sát. Đặc biệt là đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai áp dụng các cơ chế, chính sách hướng đến mục tiêu minh bạch hóa hệ thống thông tin, dữ liệu về thị trường BĐS.

Với đội ngũ môi giới BĐS, các sàn giao dịch BĐS, VARS khuyến cáo cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện vai trò trung gian kết nối. Tuyệt đối, không vì lợi ích của cá nhân và doanh nghiệp mà tiếp tay cho các cá nhân đẩy giá, tạo sốt "ảo", gây méo mó cung - cầu BĐS.

Theo VARS, thời điểm hiện tại, thị trường BĐS mới đang trong giai đoạn đầu của chu kỳ mới, rất "nhạy cảm" với các yếu tố tác động. Vì vậy, tất cả các chủ thể liên quan cần lấy thị trường chung làm trọng yếu.

"Nếu chỉ tập trung tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn mà không quan tâm đến yếu tố dài hạn như cung – cầu, thị trường sẽ đối mặt với rủi ro điều chỉnh, gây ảnh hưởng tới tất cả các cá thể hoạt động trong thị trường", VARS khuyến cáo.

Nguồn: Toàn Thắng - Báo Chính Phủ

 


🌟 CƠ HỘI ĐẦU TƯ LÔ GÓC 2 MẶT TIỀN DỰ ÁN ĐỒNG CHOI - QUẢNG BÌNH 🌟
🔥 Lô đất cực hiếm - vị trí đẹp 🔥
✅ Diện tích: 10x20m (Full thổ cư).
✅ Lô góc 2 mặt tiền, tiềm năng sinh lời cao.
✅ Giá chỉ **1.1xx tỷ** – quá hấp dẫn để sở hữu ngay!
📌 Phù hợp đầu tư bất động sản du lịch, kinh doanh nghỉ dưỡng, gia tăng giá trị mạnh mẽ tại trung tâm Quảng Bình.
🌿 Liên hệ ngay Mr. Hùng Bất Động Sản: 0888257373 để xem đất và gặp chủ làm việc trực tiếp!
••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••
Mr.Hùng Bất Động Sản ®
📱 088825 7373
📧 mrhungbdsquangbinh@gmail.com
🏢 24 Dương Phúc Tư, Bảo Ninh, TP Đồng Hới.



 

 ĐỘI LÁI BẤT ĐỘNG SẢN “ LÀM GIÁ “ NHƯ THẾ NÀO



Nhóm làm giá = Đội Lái (A) bất động sản ở các tỉnh hoạt động như sau:

1. Nhóm A mua đất ở một số xã vùng cao, vùng quê với số tiền 300 triệu VND/ha, họ mua 100 ha với số tiền 30 tỷ VND

2. Sau đó họ kêu bán từ 700-800 triệu VND/ha nhưng không bán được và họ nghĩ tới kế hoạch tạo cung – cầu ảo để dụ người mua

3. Kế hoạch tạo cung – cầu như sau:
-Họ và nhiều người khác trong nhóm tiếp tục mua thêm đất tại khu vực đó với giá 1 tỷ VND/ha
-Họ mua rất nhiều chỗ nhưng mua nhỏ và không mua quá 1ha
-Trong nhóm họ tự mua và tự bán nhộn nhịp, làm náo loạn thị trường bds bằng nhiều hình thức khác nhau và gây chú ý tới những người dân có ý định mua đất và đầu cơ
-Trong 1 thời gian ngắn với thủ đoạn mua 1 tỷ vnd/ha và giá đất lúc đó lên tầm 1 tỷ vnd/ha và nhóm A giữ 101 ha

4. Khi giá 1 tỷ vnd/ha thì họ bán hết 101 ha đó với giá 800 triệu vnd/ha
Kết quả:
-Họ mua vào 100 ha x 300 triệu vnd = 30 tỷ vnd
1 ha x 1 tỷ vnd = 1 tỷ vnd
-Tổng cộng 31 tỷ vnd
-Họ bán ra 101 ha x 800 triệu vnd = 80,8 tỷ vnd
-Lãi = 80,8 – 31 = 49,8 tỷ vnd

5. Trong 1 thời gian ngắn 3-6 tháng nhóm A kiếm gần 50 tỷ vnd và họ chuyển qua nơi khác để lừa tiếp

6. Còn dân mua bất động sản giá 800 triệu vnd/ha thì ch.ết: vay tiền ngân hàng mua và bán không được. 1-2 năm sau giá về 300 triệu vnd/ha và mất hết.
……

Nguồn:  Sưu tầm - Kiến Thức Thú Vị

23/3/25

Đây là câu chuyện của một nhà đầu tư ở Đà Nẵng, bắt đầu tư khi là môi giới, tự đầu tư bị bay 50% số tài sản tích cóp, và sau đó bắt đầu lại cho đến khi xây dựng được khối tài sản hơn 100 tỷ đồng như hiện tại. 


 

14 năm trước, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, anh N.P quyết định theo đuổi nghề môi giới với bất động sản với suy nghĩ "bất động sản là nghề của những người giàu có".

Tuy nhiên, anh N.P kể lại: “Trong vòng 7 năm đầu, tôi vừa môi giới kiếm hoa hồng, vừa đổ tiền vào góp đầu tư bất động sản nhưng rất nhiều thương vụ lỗ. Đầu tư bất động sản cần số vốn lớn, trong khi tôi không có vốn tích lũy cao nên các thương vụ đầu tư đều cùng góp vốn chung. Đến năm 2012, thị trường bất động sản khủng hoảng, tôi gần như bay 50% số tài sản đã tích cóp xây dựng”.

Theo anh N.P, phải đến năm 2015, nhà đầu tư này mới biết cách sử dụng vốn trong kinh doanh bất động sản thông qua “đòn bẩy tài chính”. Cũng nhờ vậy mà anh N.P đã thực hiện nhiều thương vụ kinh doanh lớn.

“Tất cả các giao dịch mua bán bất động sản, tôi đều đẩy vào tài khoản của một ngân hàng, chấp nhận mất khoản phí lớn. Với tài khoản này, dòng tiền lưu thông lên tới cả 100 tỷ trong các đợt sao kê. Trên cơ sở đó, tôi có thể vay được tiền từ ngân hàng nhờ lịch sử tín dụng tốt và nguồn tiền vào - ra đều đặn, cao".

Trong 4 năm từ 2015-2018, nhà đầu tư này lựa chọn thế chấp đất liên tiếp.

"Ví dụ, tôi thế chấp lô đất thứ nhất để mua lô đất thứ 2. Tiếp tục thế chấp lô đất thứ 2 để mua lô thứ 3. Tôi xác định sẽ giữ một số lô đất đẹp trong thời gian từ 1 năm trở lên. Đối với lô đất nhỏ, tôi mua đi bán lại liên tục để nhằm nâng vốn và lấy tiền trả lãi ngân hàng. 

Bằng sử dụng vốn vay dựa trên tổng tài sản, năm 2016, tổng tài sản thực tế chỉ có khoảng hơn 6 tỷ đồng nhưng số tiền vay ngân hàng lên tới  14,5 tỷ đồng. Nhiều lô đất có giá 3 tỷ đồng nhưng số tiền tôi vay ngân hàng lên tới 2,7 tỷ đồng".

Cũng nhờ đúng thời điểm sốt đất, nhiều lô đất mà anh N.P mua chỉ có giá hơn 2 tỷ nhưng bán giá tới 9 tỷ đồng. Thậm chí, có lô đất mua với giá hơn 3,2 tỷ đồng nhưng bán được 18 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2018, anh N.P lựa chọn bán phần lớn bất động sản và đáo hạn các khoản vay ngân hàng. Tổng tài sản bao gồm tiền tài khoản khi đó mà anh N.P ước tính hơn 100 tỷ đồng. Anh N.P tính toán dự phòng giữ một số bất động sản cho tương lai.

Đến năm 2022, khi lãi suất cho vay tăng mạnh, giá bất động sản xuống dốc không phanh, nhiều bạn bè rủ đầu tư bất động sản nhưng N.P cẩn trọng cho rằng: “Tôi chỉ lựa chọn mua một số bất động sản đẹp bằng tiền sẵn có mà không sử dụng vay bất kỳ thêm tiền ngân hàng”.

Ngay cả với hiện tại, anh N.P cũng lựa chọn “án binh bất động” trong kinh doanh bất động sản. Để bảo toàn tài sản sau đợt khủng hoảng của thị trường vừa qua, anh N.P rút ra 3 bài học.

Thứ nhất, thị trường bất động sản luôn có tính chu kỳ. Thế nên, trong đầu tư bất động sản, bất kỳ ai cũng cần biết “điểm dừng”.

Thứ hai, ở thời điểm thị trường sốt đất, việc sử dụng kênh đòn bẩy tài chính sẽ tạo ra lợi nhuận lớn đối với người không có vốn lớn. Song, nhà đầu tư cần xác định điểm thoát hàng. Bởi thực tế, khi lãi suất cho vay tăng đột biến, bất động sản khó thanh khoản, nhiều người rơi vào tình cảnh phá sản. Thực tế, diễn biến của thị trường luôn biến động, không thể đoán định chắc chắn về giá. Đầu tư nhiêu lô đất có lời nhưng không đồng nghĩa “biết chắc chắn” giá đất lên như thế nào hay xuống bao nhiều. Đầu tư bất động sản có lời còn đến từ một phần may mắn.

Thứ ba, đến hiện tại, để thị trường bất động sản quay lại giai đoạn mua lô đất gấp hàng lần trong thời gian ngắn khó quay trở lại. Chính vì vậy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn này để đầu tư bất động sản dễ gặp rủi ro. Nhà đầu tư nên sử dụng vốn tự có nhiều hơn. 

Nguồn: CafeF - Nguyễn Minh - Nhịp sống thị trường

21/3/25

 Ngày 21-3, tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã diễn ra lễ khởi công Dự án bến cảng tổng hợp quốc tế Hòn La với tổng mức đầu tư gần 2.300 tỉ đồng.


 

Cụ thể, dự án này nằm trong Khu kinh tế Hòn La do Công ty cổ phần cảng Hòn La làm chủ đầu tư, có quy mô hơn 39ha.

Dự án bến cảng tổng hợp Quốc tế Hòn La sẽ được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn một hoàn thành trong quý I năm 2026 và giai đoạn hai hoàn thành trong quý IV năm 2027. Dự án gồm bốn bến cập tàu, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000DWT và tàu khách quốc tế 225.000GT.

Trong giai đoạn một sẽ xây dựng hai bến cảng với tổng chiều dài 470m, công suất dự kiến đạt ba triệu tấn/năm. Giai đoạn hai sẽ xây dựng thêm hai bến cảng với tổng chiều dài 500m, công suất dự kiến đạt 6 triệu tấn/năm.


 

Ông Trần Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho hay dự án là dấu mốc quan trọng trong phát triển hạ tầng cảng biển của tỉnh, mở ra cơ hội kết nối giao thương với các trung tâm kinh tế lớn trong nước và quốc tế. Dự án không chỉ đóng vai trò trung chuyển hàng hóa, mà còn có khả năng đón tàu du lịch quốc tế, góp phần phát triển du lịch biển, thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững.

Đặc biệt, ông Phong nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án trong bối cảnh tỉnh này đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt tối thiểu 8% vào năm 2025.

Vì vậy, ông đề nghị nhà đầu tư thực hiện đúng cam kết, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, tiến độ dự án. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các đơn vị liên quan để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Về phía lãnh đạo tỉnh sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai và vận hành dự án.

Nguồn: Báo Mới - BẢO THIÊN

(ĐTTCO) - Việc sáp nhập các tỉnh, thành trên cả nước được dự báo là sẽ mang lại làn sóng mới cho thị trường BĐS. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng, nhà đầu tư dễ rơi vào bẫy tăng giá ảo.

 

Thị trường BĐS sẽ ra sao?

Việc sáp nhập từ 63 tỉnh, thành xuống còn 50% đơn vị và bỏ cấp quận, huyện sẽ tạo ra những thay đổi sâu rộng trên thị trường BĐS toàn quốc. Trước hết, quy hoạch và hạ tầng được tái định hình khi các tỉnh mới tập trung nguồn lực vào trung tâm hành chính và kinh tế. Các dự án giao thông lớn như cao tốc, cầu vượt, khu công nghiệp (KCN) được ưu tiên, làm tăng giá trị BĐS tại các khu vực kết nối tốt.

Kinh nghiệm từ sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội (năm 2008) cho thấy giá đất Hà Đông tăng từ 12-15 triệu đồng/m² lên 50-70 triệu đồng/m² trong 5 năm nhờ metro Cát Linh - Hà Đông. Tương tự, nếu Vĩnh Phúc sáp nhập Phú Thọ, các trục như quốc lộ 2 sẽ kéo giá đất nền tại TP Việt Trì tăng mạnh.

Nguồn cung và cầu cũng thay đổi khi quỹ đất mới tại các khu vực giáp ranh tỉnh cũ được khai thác, đặc biệt là đất nền và BĐS công nghiệp. Nhu cầu nhà ở đô thị tăng tại trung tâm tỉnh mới do dân cư dịch chuyển, nhưng giai đoạn chuyển giao có thể gây gián đoạn pháp lý, ảnh hưởng ngắn hạn đến giao dịch.

Về dài hạn, các tỉnh lớn hơn sẽ thu hút FDI, thúc đẩy BĐS công nghiệp và nhà ở giá rẻ, đặc biệt tại các vùng kinh tế trọng điểm.

 

Sáp nhập tỉnh thành sẽ mang đến nhiều hiện tượng thú vị cho BĐS. Đầu tiên, giá đất nền sẽ tăng mạnh ở những nơi tiềm năng, như trung tâm tỉnh mới hoặc gần KCN, đường lớn, có thể lên đến 20-50% trong vài tháng đầu. Ví dụ, nếu Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu nhập TPHCM, đất ở những khu vực này sẽ tăng vì tâm lý thay đổi địa giới hành chính.

Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư nhạy bén trong giai đoạn này nhưng cũng có những rủi ro và thách thức đối với nhà đầu tư. Bởi trong giai đoạn đầu, các giao dịch sẽ bị chững lại bởi các cơ quan quản lý nhà nước phải sắp xếp và ổn định sau khi sáp nhập tỉnh thành.

Mức độ tăng giá BĐS khi thông tin sáp nhập được đưa ra cũng có sự phân hoá rõ ràng. Theo đó, khu vực trung tâm tỉnh mới sẽ tăng từ 20-50%. Tuy nhiên, vẫn có những vùng không bị tác động bởi sự thay đổi đơn vị hành chính như những vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là sau khi sáp nhập, chắc chắn nhu cầu nhà ở đô thị sẽ tăng 15-30% ở các trung tâm từ 2026. Trong đó, BĐS công nghiệp gần KCN cũng phát triển mạnh, giá thuê có thể tăng 10-15%.

Cẩn trọng sốt giá ảo

Trong giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ rất hào hứng hơn để nắm bắt cơ hội lướt sóng khi thông tin sáp nhập tỉnh được đưa ra và sẵn sàng “đánh nhanh thắng nhanh”, kỳ vọng kiếm lời trước khi mọi thứ rõ ràng vào tháng 4.

Đối với nhóm nhà đầu tư nhỏ, họ thường kỳ vọng mức tăng giá 30-50% trong thời cơ vàng này. Với nhà đầu tư lớn, họ sẽ tập trung quan sát để nắm cơ hội lớn hơn ngay sau khi thông tin sáp nhập và thông địa giới hành chính được công bố chính thức để biết thêm về kế hoạch hạ tầng.

Tuy nhiên, tâm lý chung của nhà đầu tư là hào hứng và sẵn sàng đánh nhanh thắng nhanh với kỳ vọng kiếm lời trước khi mọi thứ đi vào ổn định. Bởi sáp nhập là cơ hội, nhưng đầy rủi ro, nhất là lúc này. Điều mà mọi người lo lắng nhất lúc này là pháp lý, việc làm sổ đỏ có thể mất thêm 10-20% thời gian. Chính vì thế, nhà đầu tư nên tập trung mua đất đã có giấy tờ rõ, tránh đất giấy tay.

Nhà đầu tư tránh chạy theo tin đồn để tránh rủi ro không mong muốn trong giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư nên thận trọng hơn trong giai đoạn này. Giá tăng ảo cũng là vấn đề nếu mua lúc “sốt” quá mức, nhà đầu tư có thể lỗ 10-20% khi thị trường điều chỉnh. Đối với các nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư lại càng phải thận trọng hơn trong lúc này.

Trong dài hạn, từ năm 2026 trở đi, giá tăng ổn định hơn. Cụ thể, trung tâm tỉnh mới tăng 8-15% mỗi năm, vùng ven tỉnh mới 5-10% mỗi năm, còn vùng sâu 5% mỗi năm. Như vậy, ngắn hạn là “sóng lớn”, dài hạn là “sóng đều”, và tăng giá chắc chắn xảy ra ở nơi tiềm năng nhờ hạ tầng, dân số, và đầu tư nước ngoài.

Nguồn: Theo sggp - Nguyễn Hữu Quang, Phó Tổng giám đốc CTCP Tokyo AA

20/3/25

Nhà đầu tư bất động sản cần cân nhắc kỹ lưỡng và tránh bị cuốn theo cơn sốt ngắn hạn từ thông tin sáp nhập tỉnh thành...


 

Mặc dù việc sáp nhập các tỉnh thành có thể đem lại nhiều lợi ích, song thị trường bất động sản hiện tại lại chứng kiến hiện tượng đầu cơ, khiến giá đất tăng cao không bền vững, tiềm ẩn nguy cơ sóng ảo.

CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU CƠ

Thông tin về việc đề xuất sáp nhập tỉnh, thành gần đây đang gây ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường bất động sản. Thị trường chứng kiến nhiều nhóm nhà đầu tư vào cuộc “săn đất”, nhất là tại các tỉnh, thành dự kiến là trung tâm sáp nhập, với kỳ vọng hưởng lợi từ sự thay đổi này. Tuy nhiên, Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo các thành viên Tổ Công tác nghiên cứu thị trường của VARS tại các địa phương trên cả nước, chỉ sau vài tuần kể từ khi có thông tin đề xuất sáp nhập tỉnh, thành, giá đất tại một số địa phương đã bị đẩy lên cao, có nơi lên tới 20%.

Tuy nhiên, thực tế ghi nhận, lượng giao dịch chỉ tăng trưởng tại các tỉnh, thành được dự đoán là trung tâm sáp nhập, có mặt bằng giá bất động sản chưa quá cao.

Các chuyên gia của VARS cho rằng, diễn biến này không “mới” với thị trường bất động sản Việt Nam. Lịch sử thị trường cho thấy, mỗi khi xuất hiện thông tin về quy hoạch mới, giá đất ở khu vực liên quan thường tăng mạnh trong ngắn hạn.

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tâm lý FOMO (sợ bỏ lại phía sau) của nhà đầu tư. Trước các thông tin này, họ tỏ ra khẩn trương và vội vàng hơn trong các quyết định “xuống tiền”. Với niềm tin mạnh mẽ rằng, sự thay đổi chắc chắn sẽ kéo theo việc phát triển kinh tế, xã hội, cùng với đó là giá của bất động sản cũng tăng theo.

Ở thời điểm hiện tại, quyết định này còn được thúc đẩy và cộng hưởng bởi dự đoán việc điều chỉnh bảng giá đất trong thời gian tới ở các địa phương sẽ gián tiếp đẩy giá đất tăng.

Song, thực tế cho thấy, phần lớn các đợt tăng giá này đều mang tính chất đầu cơ. Bởi lẽ, kể cả khi có sự thay đổi về mặt hành chính liên quan đến quyết định sáp nhập, cũng chưa chắc chắn sẽ kéo theo sự phát triển vượt trội tại các khu vực, ít nhất là trong ngắn hạn, đặc biệt là trong bối cảnh giá bất động sản đang bị đẩy lên cao so với thu nhập của phần đông người dân trong thời gian vừa qua.

“Chính vì vậy các quyết định vội vàng khi chưa nghiên cứu, đánh giá kỹ thông tin sẽ khiến nhà đầu tư phải đối diện với nhiều rủi ro. Hệ quả là không ít nhà đầu tư bị chôn vốn, không đủ lực “trụ” đến khi giá bất động sản thật sự tăng” VARS phân tích.

Đơn cử như khi thông tin về việc lên quận của một số huyện ngoại thành tại Hà Nội hay TP.HCM được đưa ra, giá đất lập tức tăng phi mã. Nhưng, nhiều khu vực không có sự đầu tư về hạ tầng đã nhanh chóng rơi vào tình trạng "bong bóng xì hơi", giá quay đầu giảm sau khi cơn sốt qua đi.

NHÀ ĐẦU TƯ CẦN CÓ CÁI ĐẦU LẠNH

Hiển nhiên, việc sáp nhập các tỉnh, thành sẽ có tác động tích cực tới thị trường bất động sản. Theo đó, việc sáp nhập có thể sẽ hỗ trợ giảm bớt một số thủ tục pháp lý thực hiện dự án, giúp thị trường có thêm nguồn cung, đặc biệt là ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, người dân sẽ có thêm nhiều lựa chọn mua nhà với mức giá hợp lý hơn.

Song, chuyên gia của VARS cho rằng, giá trị bất động sản muốn tăng lên một cách bền vững, cần có nền tảng, nghĩa là phải có sự phát triển đồng bộ về hạ tầng giao thông, kinh tế, xã hội, ví dụ như việc mở thêm các tuyến đường lớn, metro, trường học hay có khả năng tạo ra dòng tiền từ việc khai thác cho thuê.

Những đợt sốt đất chỉ dựa trên “tin tức” mà không đi kèm với các kế hoạch đầu tư phát triển thường có chu kỳ ngắn, tăng nhanh nhưng khó có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài.

“Do đó, nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng trước cơn sốt ảo. Bởi những cơn sốt đất theo tin thường chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ nhà đầu cơ, trong khi phần lớn nhà đầu tư cá nhân và người mua ở thực có nguy cơ mắc kẹt nếu mua với mức giá “kỳ vọng”, đã bị đẩy lên quá cao”, VARS khuyến nghị.

Thực tế, sau mỗi đợt sốt đất, rất nhiều nhà đầu tư mua vào ở đỉnh giá đã phải chôn vốn trong thời gian dài hoặc chấp nhận cắt lỗ với thanh khoản kém. Thậm chí, nhiều nhóm nhà đầu tư tự tin có kinh nghiệm “lướt sóng” cũng không ít lần thất bại khi không kịp thời thoát hàng.

Để tránh rơi vào những cơn sốt “ảo”, đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng, nhà đầu tư cần tỉnh táo, tránh bị cuốn theo tâm lý đám đông. Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ mặt bằng giá đất khu vực dự kiến đầu tư và nắm rõ tiến độ thay đổi quy hoạch để đánh giá rủi ro và khả năng tăng trưởng.

VARS cũng nhấn mạnh thêm, việc mua vào khi giá đã tăng mạnh thường đi kèm với rủi ro lớn hơn nhiều so với lợi nhuận kỳ vọng. Những nơi có quy hoạch cụ thể và đang trong giai đoạn triển khai hạ tầng hay các dự án được đầu tư đồng bộ, hiện đại, với nhiều chính sách “thu hút” người dân về ở sẽ là lựa chọn an toàn hơn so với các khu vực chỉ được đẩy giá theo tin đồn.

Một vị chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề trên thị trường bất động sản cũng có lời khuyên tương tự, các nhà đầu tư cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Thực tế, quỹ đất tại nhiều tỉnh thành hiện nay không thiếu, đặc biệt là sau khi các tỉnh này được sáp nhập, diện tích đất đai trở nên phong phú hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ riêng Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố có nguồn cung đất đai chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

“Vì vậy, người dân và các nhà đầu tư cần phải tỉnh táo, tránh để bị lôi kéo bởi những lời dụ dỗ của các đầu nậu, cò đất, những người chỉ nhằm thổi giá, lợi dụng tâm lý đám đông để trục lợi. Cần có sự nghiên cứu, không nên quyết định dựa trên những lời quảng cáo hay thông tin thiếu minh bạch để tránh rủi ro không đáng có”, vị chuyên gia bày tỏ.

Nguồn: Mỹ Linh - Thươnggiaonline

🧐TÌM BĐS QUẢNG BÌNH

Được tạo bởi Blogger.

📈SỐ LƯỢT XEM BĐS

🎬Video Mr Hùng Bất Động Sản

📝Giới thiệu Mr Hùng Bất Động Sản

⏳Thời Điểm Nhà Đất Lên Sàn

🏬Mặt Tiền Đường

Đ. 16-6 (1) Đ. 18-8 (1) Đ. 30-4 (1) Đ. 36M (1) Đ. BÙI QUỐC KHÁI (2) Đ. Bà Triệu (1) Đ. BẠCH ĐẰNG (1) Đ. BẾ VĂN ĐÀN (1) Đ. CAO VĂN LẦU (1) Đ. DƯƠNG PHÚC TƯ (11) Đ. DƯƠNG QUẢNG HÀM (2) Đ. DƯƠNG VĂN AN (1) Đ. HOÀI THANH (1) Đ. HOÀNG KẾ VIÊM (2) Đ. HOÀNG PHAN THÁI (1) Đ. HOÀNG SÂM (1) Đ. HÀ HUY GIÁP (1) Đ. HÀ HUY TẬP (2) Đ. HỒ CHÍ MINH (3) Đ. HỒ TÙNG MẬU (13) Đ. HỒNG CHƯƠNG (1) Đ. HỒNG QUANG (1) Đ. HỮU NGHỊ (2) Đ. LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA (4) Đ. Linh Giang (1) Đ. LÂM UÝ (1) Đ. LÊ LAI (1) Đ. LÊ LỢI (1) Đ. LÊ NGÔ CÁT (1) Đ. LÊ QUANG ĐẠO (1) Đ. LÊ VĂN THIÊM (1) Đ. LÊ VĂN TRI (1) Đ. LÊ XUÂN ANH (2) Đ. LÊ ĐÌNH CHINH (5) Đ. Lý Thánh Tông (4) Đ. LƯU HỮU PHƯỚC (2) Đ. MINH MẠNG (2) Đ. MẠC THÁI TÔNG (2) Đ. NAM TRUNG TRƯƠNG (1) Đ. NGUYỄN BỈNH KHIÊM (2) Đ. NGUYỄN CÔNG TRỨ (1) Đ. NGUYỄN DU (3) Đ. NGUYỄN DUY TRINH (2) Đ. NGUYỄN GIẢN THANH (2) Đ. NGUYỄN HIỀN (1) Đ. NGUYỄN HỮU DẬT (2) Đ. NGUYỄN LÂN (1) Đ. NGUYỄN LƯƠNG BẰNG (2) Đ. NGUYỄN THỊ ĐỊNH (14) Đ. NGUYỄN TRÃI (1) Đ. NGUYỄN TRỰC (1) Đ. NGUYỄN VĂN CỪ (1) Đ. NGUYỄN ĐÌNH TÂN (1) Đ. NGUYỄN ĐÌNH TƯ (1) Đ. NGUYỄN ĐĂNG GIAI (2) Đ. NGÔ GIA TỰ (1) Đ. NGÔ SỶ LIÊN (1) Đ. NGÔ THẾ LÂN (1) Đ. NGÔ THỊ NHẬM (1) Đ. NGÔ ĐỨC KẾ (1) Đ. NHẬT LỆ (8) Đ. PHAN BÁ VÀNH (2) Đ. PHAN HUY ÍCH (1) Đ. PHAN ĐÌNH PHÙNG (1) Đ. PHAN ĐĂNG LƯU (1) Đ. PHÓ ĐỨC CHÍNH (1) Đ. PHẠM HỒNG THÁI (1) Đ. PHẠM VĂN HAI (2) Đ. PHẠM VĂN ĐỒNG (2) Đ. PHẠM XUÂN ẨN (1) Đ. PHẠM ĐÌNH HỔ (1) Đ. Phùng Hưng (1) Đ. QUANG TRUNG (3) Đ. THANH NIÊN (1) Đ. TRUNG THUẦN (1) Đ. TRƯƠNG PHÁP (1) Đ. TRƯƠNG PHÚC HÙNG (1) Đ. TRƯƠNG PHÚC PHẤN (1) Đ. TRẦN BÌNH TRỌNG (1) Đ. TRẦN HƯNG ĐẠO (3) Đ. TRẦN NHÂN TÔNG (2) Đ. TRẦN NHẬT DUẬT (1) Đ. TRẦN TÁO (3) Đ. TRẦN VĂN BẢO (1) Đ. TÔ HIẾN THÀNH (1) Đ. TÔ VĨNH DIỆN (2) Đ. TẠ QUANG BỮU (2) Đ. TỈNH 562 (1) Đ. VÕ NGUYÊN GIÁP (1) Đ. VÕ THỊ SÁU (1) Đ. VŨ TRỌNG PHỤNG (1) Đ. XUÂN QUỲNH (1) Đ. ĐINH TIÊN HOÀNG (1) Đ. ĐIỆN BIÊN PHỦ (6) Đ. ĐT569 (1) Đ. Đoàn Chí Tuân (1) Đ. ĐÔNG DU (1) Đ. ĐẶNG THÁI MAI (1) Đ. ĐẶNG VĂN NGỮ (1) Đ. ĐỒNG HẢI (1) Đ. ĐỒNG LỰC (1) Đ.19-8 (1) Đ.CÔ TÁM (1) Đ.HÀ HUY TẬP (1) Đ.HỒNG QUANG (1) Đ.LÊ XUÂN ANH (1) Đ.LÝ THÁI TỔ (1) Đ.LÝ THÁNH TÔNG (2) Đ.MINH MẠNG (1) Đ.NGUYỄN HIỀN (3) Đ.NGUYỄN QUỐC TRINH (2) Đ.NGÔ GIA TỰ (3) Đ.NGÔ SỶ LIÊN (1) Đ.NHẬT LỆ (3) Đ.PHAN ĐÌNH PHÙNG (2) Đ.TRẦN NHẬT DUẬT (1) Đ.TRẦN VĂN BẢO (4) Đ.XUÂN QUỲNH (1) Đ.ĐOÀN CHÍ TUÂN (1) Đ.Đào Trinh Nhất (4)

📊Nhà Đất Quan Tâm Nhiều